Tức giận nghĩa là đang đem lỗi lầm của kẻ khác đi trừng phạt chính mình ...

Người hay nóng giận, làm việc không được thuận lợi, đi đâu cũng gặp chuyện không may, nếu là người đang tu đạo sẽ càng không tốt, tức giận sẽ đốt cháy hết công đức. Những công đức tích được lúc trước cũng bị thiêu thành tro bụi.
Người mà hay tức giận, là gốc rễ của các loại bệnh. Theo góc độ Trung Y, bực tức có những tác hại sau đối với cơ thể:

1. Chấn thương não: Tức giận quá mức có thể phá vỡ các hoạt động tư duy bình thường của não, thường xuyên làm những chuyện lỗ mãng hay kích động có thể khiến đại não chịu ảnh hưởng xấu, khí huyết tăng vọt, có thể dẫn đến xuất huyết não.
2. Gây mất tập trung: Do những lúc tức giận tâm trạng con người không được ổn định, dẫn đến khó ngủ, thậm chí khiến cho thần trí rối loạn.
3. Tổn thương da: Thường xuyên nóng giận trong người khiến khuôn mặt hốc hác, đôi mắt sưng mỏi, làm tăng thêm nếp nhăn.
4. Chấn thương nội tiết: Tức giận khiến tuyến giáp trạng hoạt động vượt mức bình thường.
5. Tổn thương tim: Khi tức giận nhịp tim tăng nhanh, đánh trống ngực, có thể gây ra những hiện tượng bất thường với lồng ngực, thậm chí có thể gây tức ngực hoặc nhồi máu cơ tim.
6. Tổn thương phổi: Lúc tức giận hô hấp tăng nhanh, khí bị đảo ngược, gây sưng phổi, thở khò khè, có hại nghiêm trọng đến phổi.
7. Tổn thương gan: Khi con người tức giận tột độ, sẽ khiến khí đường mật trong gan không được lưu thông, khiến gan tổn thương.
8. Tổn thương thận: Tức giận sẽ làm dương khí trong thận không được lưu thông, gây bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ.
9. Tổn thương dạ dày: Khí tức dồn trong bụng lâu khiến người chán ăn, qua thời gian dài dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Cuộc sống là một thói quen, bình tĩnh cũng là một thói quen, vậy phải làm sao để cuộc sống không còn bực tức nữa? Có một vài phương pháp như sau:

1. Trước hết hãy nghĩ ra một vài lí do để mình không tức giận, như: tác hại của việc tức giận, lợi ích của việc giữ bình tĩnh. 
2. Sau đó lấy những câu nói ấy rèn luyện bản thân nhiều lần, nhớ kĩ trong đầu, dần hình thành thói quen.
3. Mỗi khi chuẩn bị tưc giận, đọc nhẩm những câu nói đó trong đầu.  
4.  Nếu vẫn không khống chế được bản thân mà tức giận, cũng không sao hết, bất cứ lúc nào nhận thức được mình đang tức giận, hãy bắt đầu đọc nhẩm những câu nói ấy, như vậy khiến tâm trạng rất nhanh bình tĩnh trở lại, và coi đó như một lần luyện tập, lần sau tiếp tục để ý bản thân là được.

Những câu nói thường áp dụng như sau:

1. Tức giận có thể giúp mình giải quyết vấn đề trước mắt không? Không! Vậy thì gạt bỏ tức giận sang một bên, chỉ nghĩ làm sao để giải quyết được vấn đề này.
2.  Nếu như tức giận có thể giải quyết mọi việc, vậy thì tìm thêm vài người, cả đám cùng tức giận; nhưng làm vậy đâu có được, vậy nên mình không được tức giận.
3. Tức giận là lấy những sai sót của kẻ khác hành hạ bản thân, đã không giải quyết được việc gì lại còn ôm bực vào thân, không tính toán nữa!

Đăng nhận xét

[blogger][facebook]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.