tháng 5 2017

Trong cuốn sách "Ai lấy miếng Pho Mát của tôi?" hình ảnh nhân vật Chậm Chạp sẽ phác họa chính xác mỗi chúng ta, ngại khó, ngại khổ thế nhưng khi được thử lửa đã vượt qua chính mình và gặt hái thành công.

Lo lắng quá nhiều về tương lai chẳng bao giờ dẫn bạn đến đâu. Nếu muốn thành công, hãy gạt bỏ mọi sợ hãi và những lời khuyên “bàn lùi” của người xung quanh. “Just do it!”, sự liều lĩnh và quyết tâm thay đổi sẽ chỉ cho ta con đường chính xác.
Nếu vẫn còn cầu toàn và thực dụng, bạn sẽ chẳng bao giờ tìm được “Pho Mát thành công”
Nếu đọc cuốn sách nổi tiếng “Ai lấy miếng Pho Mát của tôi?” của Spencer Johnson, 80% người trẻ hiện nay sẽ thấy hình ảnh của mình trong nhân vật anh chàng tí hon có tên Chậm Chạp.
Cậu ta là một trong bốn cư dân của một vùng đất mê cung, nơi nhiệm vụ chính của họ là tìm kiếm Pho Mát được giấu kín.
Sau khi cùng bạn bè tìm được một kho Pho Mát khổng lồ, chàng Chậm Chạp sung sướng vô cùng. Nhưng sự đảm bảo an toàn cũng khiến cậu dần trở nên đủng đỉnh hơn.
Chậm Chạp thanh thản hưởng thụ cuộc sống bình an với niềm tin vững chắc: Pho Mát sẽ không bao giờ biến mất!
Nhưng một ngày nọ, kho Pho Mát bỗng “bốc hơi” hoàn toàn như chưa từng tồn tại! Biến cố này buộc các cư dân của mê cung phải rời xa nhịp sống êm đềm, bước vào cuộc hành trình khó khăn tìm kiếm “miếng ăn” mới.
Trong bốn cư dân có hai chú chuột sống đơn giản, hăng hái lao ngay vào mê cung để tìm kiếm Pho Mát, nếu lỡ lạc đường cũng vui vẻ quay lại tìm hướng khác, không toan tính nhiều.
Ngược lại, hai con người tí hon tên Chậm Chạp và Ù Lì thì vô cùng luyến tiếc kho Pho Mát cũ và liên tục than vãn về kẻ xấu xa nào đó đã cướp Pho Mát của họ.
Mang trong mình những toan tính của con người, Chậm Chạp và Ù Lì rất ngại bước sâu vào mê cung.
Tại sao phải dấn thân vào con đường nguy hiểm đầy rẫy cạm bẫy đó, trong khi nếu kiên nhẫn chờ đợi, rất có thể kẻ trộm hôm trước sẽ trả lại Pho Mát cho họ?
Nhưng rồi Chậm Chạp cũng dần hiểu ra Pho Mát sẽ không quay lại, “miếng ăn” sẽ không được bày sẵn ra trước mặt mình như trước nữa.
Cậu cố gắng khuyên Ù Lì hãy đứng dậy đi vào mê cung để bắt đầu tìm kiếm, nhưng anh ta nhất quyết không chịu.
Thậm chí Ù Lì còn đe dọa rằng, nếu Chậm Chạp cứ bướng bỉnh đi một mình thì sẽ sớm gục ngã và bỏ cuộc thôi.
Phải rất khó khăn Chậm Chạp mới vượt qua được sự ám ảnh về những lời dọa dẫm của Ù Lì.
Một mình bước vào mê cung, cậu không những liên tục lạc đường mà bước chân còn trĩu nặng vì cô đơn. Nhưng càng mạnh dạn dấn bước sâu hơn, Chậm Chạp càng nhận ra mình đang đến gần hơn với điểm đích.
Sự kiên trì và quyết tâm không bỏ cuộc cuối cùng đã giúp anh chàng tí hon tìm ra được một kho Pho Mát mới!
Lúc này, Chậm Chạp thật sự hiểu rằng sẽ không có điều gì tồn tại mãi mãi, nhưng sau cuộc hành trình gian khó, cậu tin mình sẽ không bao giờ còn sợ hãi trước những biến cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Có câu “Đừng mang luật chơi cũ vào một môi trường mới”, hay con người luôn phải tự thích ứng và thay đổi cho phù hợp với mọi hoàn cảnh cuộc sống.
Phần lớn chúng ta hiện tại đều giống như Chậm Chạp, biết rằng chính mình phải tự vận động nếu muốn có được “Pho Mát thành công”.
Nhưng chính tính cầu toàn, ăn chắc và thói quen “há miệng chờ sung”, không muốn hao tổn công sức… lại kìm kẹp chúng ta, ngăn ta quyết tâm thay đổi.
Bên cạnh đó, chúng ta lại rất dễ bị ảnh hưởng bởi những người như Ù Lì – họ luôn có niềm tin vô ích vào sự đảm bảo trong quá khứ, đặt kỳ vọng vào tương lai hão huyền và liên tục đưa ra những “lời khuyên”, “cảnh báo” đầy tính… bàn lùi.
Thay đổi là chuyện đương nhiên, vì thế hãy ngưng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực
Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”. Nhưng điều gì cũng có hai mặt.
Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu.
Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực.
Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình.
Tờ báo lừng danh Washington Post có lẽ đã sớm lụn bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”.
Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất, lắp đặt các thiết bị hiện đại để hỗ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giả… và đẩy mạnh sản xuất các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng.
Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của Facebook.
Mặc dù đã có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các cộng sự vẫn liên tục cập nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “lang thang” trên mạng xã hội này.
Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh
Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu. Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình.
Nếu phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ có thể chinh phục chặng đường chông gai trước mắt!


1. Bạn phải thực sự tham gia vào cuộc sống
"Không có hành khách nào trên con tàu Trái đất này. Tất cả chúng ta đều là những thủy thủ" - Marshall Mcluhan.
Không có vận may nào tự dưng xuất hiện mà không cần cố gắng. Khi sống trên hành tinh này, bạn không thể cứ ngồi đó, thư giãn và hy vọng những người còn lại trên thế gian sẽ để ý tới mọi chuyện thay cho bạn. Cuộc sống như một người lữ khách, không đóng góp gì vào thế giới này, là một cuộc đời lãng phí.

Tôi biết rất nhiều người không muốn tham gia vào cuộc sống. Họ nghĩ rằng cuộc sống chỉ như một trận đấu thể thao, như một thứ gì đó để họ có thể đứng từ xa và quan sát. Họ không phải những người duy nhất bỏ lỡ 1 điều gì đó – bởi không thực sự đặt chân vào cuộc sống. Một vài người trong số họ thực sự rất có tài năng và tôi biết rằng chính chúng ta cũng "nghèo" hơn vì thiếu sự hứng thú của họ với cuộc sống.
Không ai là hành khách trên chuyến tàu cuộc sống
2. Cứ khóc đi nhưng hãy khóc vì 1 lý do chính đáng
"Trên đời chỉ có 3 lý do để khóc, đó là vì những gì đã mất, vì những gì đã tìm thấy và vì những điều tuyệt diệu" – Douglas Coupland.
Đây là điều khiến chúng ta là con người, bị cảm xúc chi phối khi phải nói lời tạm biệt, khi khám phá, trải nghiệm những điều mới và khi thực sự choáng ngợp bởi những điều kì diệu. Khi chúng ta khóc vì những điều này, chúng ta mới thực là đang sống.
Những điều như: khóc lóc không có gì đáng tự hào, khóc là biểu hiện của sự yếu đuối và rằng đàn ông không bao giờ khóc. Đó là kiểu nam tính của thế kỉ 19. Khóc cũng không sao cả. Khóc tốt cho sức khỏe. Nhưng hãy khóc vì những lý do chính đáng.
Hãy khóc vì lý do chính đáng
3. Đừng cố gắng bỏ lại chính mình phía sau
"Tôi nghĩ chúng ta vẫn nhận được lời khuyên đúng đắn là ít nhiều hãy giữ mối quan hệ với chúng ta của quá khứ, cho dù đó có là người bạn đồng hành hấp dẫn hay không. Nếu không, có thể "người đó" sẽ xuất hiện không báo trước và khiến ta ngạc nhiên, gõ cửa nhà ta vào 4 giờ sáng và hỏi ta rằng ai đã bỏ rơi họ, ai đã phản bội họ và ai phải đền bù cho những chuyện đó" – Joan Didion.
Cho dù muốn, bạn không thể thực sự tạo lại chính mình. Không ai có thể hoàn toàn vứt bỏ phiên bản cũ của mình như cách người ta nâng cấp 1 phần mềm. Con người không giống như vậy. Chúng ta liên tục thay đổi và tiến bộ hơn trong khi vẫn giữ lại 1 phần con người mình. Tôi nghĩ cũng có gì đó rất đẹp khi nhớ về những bộ quần áo chúng ta từng mặc, cuốn sách ta từng đọc, những người ta từng quan tâm và từng làm họ tổn thương. Khi thôi nhớ, bạn cũng thôi chuyển động.
Đừng bỏ lại chính mình phía sau
4. Hãy quan tâm tới những người xung quanh
"Tất cả chúng ta đều đang đi trong ngôi nhà của nhau" – Ram Dass.
Chúng ta nên quan tâm, để ý tới những người xung quanh, đảm bảo rằng chúng ta vẫn đang đi cùng nhau. Rất dễ để quên rằng mình là con người và đó là lý do vì sao con người thường xuyên làm vậy. Chúng ta làm tổn thương nhau, phản bội nhau, ngó lơ nhau, nhưng đó không phải cách để sống.
Bạn cần bước ra ngoài và tiếp xúc với phần còn lại của thế giới. Với những người khác. Với những tâm hồn cô lập khác. Bạn thậm chí có thể làm điều này thông qua mạng Internet mà chẳng cần phải bước ra khỏi ngôi nhà của mình. Hãy tìm 1 ai đó và đưa họ về nhà.
Quan tâm tới những người xung quanh
5. Mơ ước cũng tốt nhưng sống còn quan trọng hơn
"Đừng đắm chìm trong những giấc mơ mà quên đi việc sống" – J.K. Rowling
Bạn cần có những giấc mơ để giúp mình bước tiếp khi mọi thứ xung quanh trở nên tệ hại. Ước mơ là động lực khuyến khích và thúc đẩy, giúp bạn đứng vững và bước đi trên đôi chân mình. Nhưng dành quá nhiều thời gian để mơ ước mà quên đi việc sống trong hiện tại cũng rất nguy hiểm. Hãy cảm nhận nỗi đau, niềm vui và mọi điều xung quanh mình.
Đừng để ước mơ đưa bạn đi quá xa cuộc sống hiện tại
6. Hãy thôi xấu hổ về những gì mình đã làm
"Tôi vẫn thấy mình có liên kết và một mối giao cảm với mọi điều tôi đã từng làm. Không có khi nào trong cuộc đời mà tôi nhìn lại mình và nói: Tôi không thể nhận ra con người đó" – Ian Mckaye.
Mọi người đều có điểm khởi đầu giống nhau, cảm thấy tệ hại với những gì mình làm. Bạn học hỏi, cải thiện, tiến bộ và thay đổi từng chút một mỗi ngày. Đó là cách nghệ sĩ, nhà văn, nhà sáng lập, nhà khoa học, nhà phát triển hay nhà thiết kế xây dựng sự nghiệp của họ.
Vì vậy, khi nhìn lại những gì mình đã làm, đừng cảm thấy xấu hổ. Hãy ăn mừng vì bạn đã tiến bộ, điều đó cho thấy bạn đã cố gắng thế nào để có được mình ngày hôm nay.
7. Cho bản thân mình 1 niềm tin
"Những điều kì diệu là một cách thoát ly và đó là điều làm nên sự rực rỡ của nó. Nếu một người lính bị quân đối phương bắt, liệu chúng ta có cho rằng nhiệm vụ của anh là phải trốn thoát? ... Nếu chúng ta xác định giá trị của tự do suy nghĩ và tự do tâm hồn, nếu chúng ta là kẻ phục dịch của tự do, thì nhiệm vụ của chúng ta là trốn thoát và mang theo cùng ta nhiều người nhất có thể" – J.R.R. Tolkien.
Hãy cho bản thân mình 1 niềm tin
Những câu chuyện hư cấu, các câu chuyển kể, điều kì diệu, những phép màu... tất cả đều có chỗ đứng của mình trên thế giới này. Vấn đề không phải là công việc, tiền bạc, kinh tế hay STEM (viết tắt của các ngành Science – Technology – Engineering – Math, tương ứng là Khoa học – Công nghệ - Kỹ sư – Toán học). Đôi khi chúng ta cũng cần thôi để tâm đến những việc xung quanh và nhìn rõ hơn vào chính bản thân mình, ít nhất là vài khoảnh khắc mỗi ngày.
Suy cho cùng, không phải mọi ý tưởng đều đến từ những cuốn tự truyện hay các bản báo cáo. Rất nhiều ý tưởng đến từ trí tưởng tượng thuần khiết và chính chúng mới thực sự tuyệt vời. Đừng đánh giá thấp chúng. Hãy cho bản thân mình 1 niềm tin.
8. Đừng nghĩ quá nhiều
"Đôi khi những câu hỏi rất phức tạp mà câu trả lời lại rất đơn giản" – Dr. Seus.
Rất nhiều khi, bạn không cần phải lo lắng, căng thẳng, phân tích hay suy nghĩ quá nhiều. Hãy cứ đi từng bước nhỏ và dần dần hoàn thành bức tranh lớn. Mọi thứ sẽ khó khăn và phức tạp hơn nhiều khi cố gắng giải quyết tất cả cùng 1 lúc, khi mà việc mà bạn thực sự cần làm là đưa ra 1 câu trả lời đơn giản nhất cho phần đơn giản nhất của vấn đề.
Nhiều khi các câu hỏi có vẻ thực sự phức tạp, nhưng đó chỉ là bởi vì chúng ta khiến chúng như vậy, bởi ta đã không học cách nhìn nhận những câu hỏi đó ở mức cơ bản nhất.

Đừng nghĩ quá nhiều, hãy để mọi thứ giản đơn
 9. Hãy cứ để mỗi ngày trôi qua
"Mỗi ngày trôi qua, hãy để nó trôi qua. Bạn đã làm những gì mình có thể. Có một vài sai lầm ngớ ngẩn hay những chuyện vô lý xảy ra, hãy quên chúng nhanh nhất có thể. Ngày mai là một ngày mới. Bạn có thể bắt đầu ngày mới với sự chân thành và một tinh thần sẵn sàng để không bị vướng bận bởi ngày cũ đã qua" – Ralph Waldo Emerson.
Có những ngày tồi tệ. Có những ngày tuyệt vời. Có những ngày bạn muốn biến nó trở nên giống như James Thurber và giấu nó vào 1 chiếc hộp nào đó. Nhưng tất cả đều không kéo dài mãi mãi, chúng kết thúc khi bạn nhắm mắt và chìm vào giấc ngủ. Vấn đề của bạn không biến mất vào sáng hôm sau nhưng những căng thẳng, nỗi đau và cảm giác tự ghét mình thì có thể.
Không thể cứ giữ mãi những điều tệ hại, bạn phải học cách buông bỏ nhanh chóng, như khi chúng ta buông bỏ những điều tốt đẹp vì quá mệt mỏi hoặc như khi những khoảnh khắc hạnh phúc trôi vụt qua.
Hãy cứ để mỗi ngày trôi qua
10. Hãy nghĩ tới hậu quả
"Điều buồn nhất về cuộc sống là khoa học thu thập kiến thức nhanh hơn xã hội thu thập trí tuệ" – Issac Asimov.
Bởi vì chúng ta có thể làm mọi việc, điều đó không đồng nghĩa rằng đó đều là những việc ta nên làm. Với tôi, câu trích dẫn trên đây như dành cho Jeff Goldblum trong phim Công viên kỉ Jura – các nhà khoa học quá bận tâm tới việc họ có thể làm gì mà không dừng lại để tự hỏi xem họ có nên làm thế hay không.
Điều tương tự có thể áp dụng cho mọi tầng lớp trong xã hội. Bạn cần nghĩ về hậu quả cho mọi hành động của mình, rằng nó có thể gây tổn thương cho chính bạn và cho người khác ra sao. Hãy cân nhắc thật kĩ lý do trước khi ném một hòn đá vào mặt nước và cố gắng hiểu những gợn sóng sẽ xuất hiện như thế nào.

Có những bài học mà bạn luôn phải tự học hỏi, khám phá trong chính cuộc sống của mình. Cuộc sống dạy cho ta những bài học quý giá mà ta nên biết trân trọng để đứng vững giữa cuộc đời! Cùng đọc và suy ngẫm những bài học vô giá từ cuộc sống!
1. Trong thương trường, đừng mong đợi sự giúp đỡ của người khác dành cho bạn, bởi đối với bất cứ ai, tiền không bao giờ đủ - Học cách cho đi
2. Những người giúp đỡ bạn là những người bạn tốt có đạo nghĩa, những người không giúp bạn cũng không có gì đáng trách cứ, không nên nuôi dưỡng thù hận, bởi họ đâu nợ bạn! - Học cách hiểu lý lẽ
3. Hãy hiểu rằng không một ai nhất thiết phải giúp bạn khi bạn cần. Nếu có, người đó chỉ có thể là chính bạn. Vì vậy làm cho bản thân tự lập, mạnh mẽ, vui vẻ, hạnh phúc, mới là những việc bạn cần phải làm, dẫu sao cũng chỉ có bản thân mới nhất thiết cùng bạn vào sinh ra tử, hoạn nạn có nhau - Học cách kiên cường
4. Kết bạn không phân biệt giàu nghèo, họ có gia tài hàng tỷ với bạn một xu cũng không liên quan, đừng để bản thân biến thành người đầy tớ, họ có lẽ không có gì cả nhưng vẫn nhường miếng bánh mì duy nhất cho bạn - Học cách phân biệt
5. Đừng vì những người bạn giàu có mà xa lánh những người bạn tinh thần,dần dần bạn sẽ hiểu ra sự giàu có của bạn bè có thể đưa bạn đi ăn uống vui chơi và cũng có thể mang lại đủ thứ phiền não thế tục,phức tạp và rắc rối. Những người bạn tinh thần chỉ có thể đưa bạn ra đồng ruộng, bờ suối, không có cao lương mỹ tửu, không sâm banh,cà phê, không có sàn nhảy, nhưng họ có thể cùng bạn chạy nhảy, cùng bạn cười đùa như một thằng hề - Học cách tự trọng
6. Có thể tin rằng trên thế giới quả thực có tình yêu chung thủy, nhưng nó chỉ là thuộc về Ngưu lan Chức nữ, Lưu Sơn Bá, Chúc Anh Đài, bên Âu Mỹ còn có Romeo và Juliet, bởi họ đều có cuộc sống ngắn ngủi.Còn chúng ta thì phải sống thật lâu - Học cách trân trọng
7. Không cần biết bạn kết hôn vì điều gì, một khi bạn đã có con, bạn cần phải yêu gia đình này, bất kể nó tẻ nhạt và lạnh lẽo đến mức nào,bạn đều có nghĩa vụ phải sưởi ấm nó lên, bởi vì bạn là người cha, là người mẹ! - Học cách trách nhiệm
8. Chớp mắt tuổi thanh xuân của chúng ta sẽ không còn nữa, nếp nhăn dày lên từng ngày bên khóe mắt, chúng ta không thể ngăn sự tàn phá của năm tháng lên dung nhan, nhưng chúng ta có thể để cho trái tim làm chậm dần sự mài dũa của năm tháng như ngọc trong cát, dần dần bóng lên.Chờ đến khi chúng ta râu bạc, răng sụn, bước đi lảo đảo, bạn vẫn có thể giữ được vầng đỏ rực rỡ trên ánh ngọc trai đến cuối cùng, không phải sao? - Học cách trưởng thành
9. Đừng nên quá cố chấp, cuộc sống có rất nhiều điều không như ý, thế giới không thể hoan hợp cho riêng bạn, trái đất không phải vì bạn mà xoay chuyển, do đó, đừng ôm mãi sự cố chấp, chúng ta cũng chỉ là những kẻ qua đường ở chốn hồng trần này, được sinh ra trần truồng,khi chết đi cũng chẳng thể mang theo được gì ? - Học cách buông tay
Cuộc sống luôn dạy cho ta những bài học quý giá mà bạn nên biết để sống tốt và ý nghĩa hơn. Hãy trân trọng những gì đang có bạn nhé!

Con người hiện đại dù có vật chất đủ đầy hơn nhưng cũng vì thế mà đời sống tinh thần thiếu đi nhiều ý vị. Khi ấy những bài học làm người chưa từng mất đi giá trị của cổ nhân chính là cứu cánh cho cuộc sống bộn bề này. Bài viết dưới đây có thể cho bạn những gợi mở về nghệ thuật làm người như thế. 
Khổng Tử (551 – 479 TCN) là ông tổ của Nho gia, người được hậu thế xưng tụng là “Vạn thế sư biểu” (người thầy của muôn đời). Những triết lý của Khổng Tử xoay quanh việc làm thế nào để đạt được cảnh giới của bậc quân tử, thánh nhân, cảnh giới của: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín…

Ông lưu lại cho hậu thế nhiều di sản tinh thần quan trọng. Đối chiếu với xã hội hiện đại, những tư tưởng của Khổng Tử hãy còn nguyên giá trị. Dưới đây là một số đạo lý như vậy.
1. Cách làm người của bậc thánh nhân 
·         Thành tín: Nói lời phải thành thật, phải có độ tin cậy
·         Đạo hiếu: Một trăm việc thiện chữ hiếu đứng đầu
·         Hối lỗi: Biết sai phải ăn năn hối cải
·         Chí hướng: Người bình thường không thể làm lung lay, thay đổi chí hướng của bản thân
·         Bạn bè: Nên giữ tình bạn ở mức thân mật phù hợp
·         Khoan dung: Là một loại cảnh giới
2. Đạo đối nhân xử thế của bậc thánh nhân 
·         Không chỉ nghe lời người khác nói, còn cần quan sát hành động thực tế mà họ làm
·         Linh hoạt, không tự phụ
·         Chí hướng không giống nhau thì không thể kết thành bạn
·         Dĩ hòa vi quý: Thiện dùng năng lượng của sự hòa ái ngay thẳng để xử lý tất cả các mối quan hệ
·         Cảnh giới làm người tốt nhất: Thái độ làm người ung dung
3. Đạo hành xử của bậc thánh nhân
·         Đối với lời nói không có căn cứ người thông minh sẽ biết cách chấm dứt
·         Không nên khoe khoang, nói được nên làm được
·         Dục tốc bất đạt, đừng nên ham muốn những lợi ích cá nhân
·         Lấy trung lấy nghĩa để làm việc, hành xử phải giữ trung thực
4. Làm người một cách vui vẻ, sống một cách vui vẻ
·         Tình cảm dạt dào như nước, vô lo vô sầu muộn như núi
·         Thay đổi hoàn cảnh không bằng thay đổi chính bản thân mình
·         Vui vẻ chính ở sự lựa chọn của bản thân chúng ta
·         Một người không suy xét tương lai lâu dài, tất sẽ có khó khăn ngay trước mắt
·         Hoàng liên vi tiêu, khổ trung tầm lạc (tạm dịch: hoàng liên vị vốn đắng, nếu loại bỏ vị đắng đó mới tìm thấy vị ngọt, cũng giống như con người tìm vui trong sự khổ hạnh)
5. Tu thân dưỡng tính, củng cố nền tảng làm người cơ bản
·         Những sự việc khiếm nhã vô lễ chớ nên hành động, hãy để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người khác
·         Gần mực thì đen gần đèn thì rạng
·         Qua gian nan thử thách trông gai mới có thể biết được phẩm chất đạo đức của con người
·         Hãy làm chuyên gia trong lĩnh vực hiểu biết của bản thân mình
6. Tài đức vẹn toàn mới có thể giành được lòng người
·         Sự thắng lợi nhỏ là dựa vào trí tuệ, sự thắng lợi lớn là dựa vào đức hạnh
·         Bất kể việc gì nên tự yêu cầu bản thân làm cho tốt rồi mới nên yêu cầu người khác
·         Người quân tử là người giúp cho người khác thành công, người tàn tật là người chỉ mang tới điều ác cho người khác
·         Thiện đãi với việc học hành cũng tương đương với lựa chọn thành công
·         Sống tới già, học tới già
7. Tĩnh lặng đứng từ xa quan sát, lập trí lớn, kín đáo làm người
·         Nói ít làm nhiều, kín đáo làm người
·         Sự kiên trì bền bỉ mới có thể tạo ra sự khác biệt
·         Phải hiểu được cách thay đổi nguyên tắc một cách biến báo linh hoạt
8. Biết tự hướng nội tự kiểm điểm, hiểu thế nào là cảm ơn con người mới có thể thành công ở mọi nơi
·         Hãy tự hướng nội bản thân ba lần một ngày
·         Khiêm tốn là một loại đức hạnh
·         Việc nhỏ không nhẫn nhịn được sẽ làm ảnh hưởng tới đại cục
·         Ở đời không sợ không có chỗ đứng trong xã hội, mà chỉ sợ không có năng lực để đạt được chỗ dứng đó.
·         Hãy học cách biết cảm ơn
Tào Tháo (155-220) là một nhà chính trị kiệt xuất cuối thời Đông Hán. Một đời chinh nam, chiến bắc, Tào Tháo đã lập nên không biết bao nhiêu võ công hiển hách, thống nhất miền bắc Trung Hoa loạn ly, thiên hạ có 3 phần thì riêng ông đã chiếm 2 phần. Không chỉ là một nhà quân sự xuất sắc, Tào Tháo còn là một văn nhân tài hoa, một bộ óc lớn của thời đại. Cuộc đời sinh động của ông đã đúc kết cho hậu thế nhiều bài học sâu sắc.
1. Biết cương biết nhu đúng lúc, không nên vì thỏa mãn ham muốn nhất thời
·         Chỉ làm vương không xưng đế, không quan tâm tới danh lợi nhất thời
·         Biết cương biết nhu đúng lúc, thích nghi với mọi hoàn cảnh
·         Biết cách thỏa hiệp, tiến lùi đúng lúc, đúng mức độ
·         Cúi đầu là một loại trí huệ
2. Dũng cảm thận trọng, dám nghĩ dám làm mới đạt được sự nghiệp
·         Không chấp vào khuôn phép cũ mới có thể đạt được thành tựu lớn
·         Thiện đãi với mọi người là năng lực cạnh tranh tốt nhất
·         Dám nghĩ dám làm tích cực hành động mới có thể thành công
3. Khổ luyện nội công, chuẩn bị đầy đủ tinh thần và trí lực mới có thể thành đại sự
·         Lặng nhìn khí phách và sự tự tin của thiên hạ
·         Đường lớn là tự dựa vào bản thân mình mà đi
·         Nghiêm túc tự rèn luyện bản thân, tự lấy bản thân làm gương mẫu mực
·         Gặp nguy không loạn, gặp biến không sợ hãi
4. Mượn lực sử dụng lực, thiện đãi với những nhân tố xung quanh
·         Dựa vào sự ủng hộ giúp đỡ của tập thể, có tinh thần hợp tác
·         Không dựa vào một khuôn mẫu, mới có thể đứng dậy phát triển
·         Có tấm lòng khoan dung rộng mở, mới có thể tìm được người đại tài trong những kẻ tiểu nhân
·         Nhảy ra khỏi vòng tròn bó buộc nhỏ hẹp, mới có thể kết giao với những người tài giỏi ở ngoài vòng tròn
·         Có tầm nhìn xa vĩ đại, thiện đãi với cấp dưới
5. Dự đoán tình hình chung, để chuẩn bị tinh lực tính toán mưu kế
·         Người có tầm nhìn xa trông rộng, cần bắt tay xử lý từ những chi tiết nhỏ nhất
·         Người có tầm nhìn xa trông rộng, cần có sự dự đoán định trước sự việc
·         Muốn đạt được nguyện vọng về một việc nào đó, trước tiên hãy biết cho đi
6. Trong thuật tùy cơ ứng biến, lãnh đạo là một môn học của đại học
·         Đối với những nhân tố bất lợi ảnh hưởng tới sự phát triển của sự nghiệp cần kịp thời loại bỏ nó
·         Thưởng phạt nhất định phải phân minh
·         Phong cách quản lý linh hoạt đa dạng
·         Dùng người cũng có thể nghi ngờ người, nghi ngờ người cũng vẫn có thể dùng người
Khổng Tử và Tào Tháo, một văn một võ, một người là biểu tượng của học vấn, tri thức, một người là biểu tượng của uy phong, quyền thế. Cuộc đời của họ chính là tấm gương lớn cho hậu thế soi mình đối chiếu. Những đức tính quý báu nhất được cả hai con người này tâm đắc chính là sự khoan dung, thành tín, lấy thiện đãi người. Rốt cuộc, muốn thành công thì phải biết đặt mình thấp hơn người khác, luôn phải biết hướng nội tìm sai, tu sửa bản thân. Chỉ cần nắm được những bí quyết ấy, đảm bảo bạn sẽ có một cuộc đời không hề vô nghĩa!


Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.