Niềm tin và trách nhiệm bản thân ...

“Những gì bạn thực sự tin tưởng bằng tất cả cảm xúc sẽ trở thành hiện thực”

Quy luật Niềm tin phát biểu rằng, bất cứ điều gì bạn tin tưởng chân thành, nó sẽ trở thành hiện thực. Bạn càng có niềm tin mãnh liệt là một điều gì đó sẽ trở thành hiện thực thì điều đó càng dễ trở thành hiện thực. Thật sự tin tưởng vào một điều gì đó nghĩa là bạn không thể tưởng tượng được nó sẽ trở thành một cái gì đó khác.
Niềm tin chính là bộ lọc lựa chọn thông tin và chỉ lối cho mọi hành động. Bạn không nhất thiết phải tin những gì mình thấy, nhưng bạn thường có xu hướng thấy những gì bạn đã tin. Bạn cũng thường loại bỏ những thông tin trái ngược với những gì bạn đã tin tưởng mà không xem xét liệu niềm tin và thành kiến của bạn có dựa trên sự thật khách quan hay chỉ là cảm nhận chủ quan.
Ví dụ, nếu bạn tin tưởng tuyệt đối rằng bạn sẽ đạt được thành công lớn trong cuộc sống, sau đó dù điều gì xảy ra cũng không quan trọng, bạn sẽ tiếp tục tập trung vào mục tiêu của bạn. Không gì có thể ngăn cản bạn được.

Mặt khác, nếu bạn tin tưởng rằng thành công là do may mắn hay tình cờ, thì bạn sẽ dễ dàng trở nên chán nản và thất vọng khi mọi việc không diễn ra như bạn mong muốn. Niềm tin của bạn sẽ quyết định việc bạn thành công hay thất bại.

Niềm tin vào bản thân
Nhìn chung, mọi người sẽ có một trong hai thế giới quan:
Một là thế giới quan tích cực: Nếu bạn có quan điểm thế giới nhân đạo thì nói chung, bạn tin tưởng rằng thế giới là một nơi tốt đẹp hiền hòa. Bạn có xu hướng quan sát những điều tốt đẹp trong mỗi con người, mỗi hoàn cảnh và tin tưởng rằng có rất nhiều cơ hội xung quanh bạn. Bạn tin tưởng vào tương lai, vào bản thân và người khác. Về cơ bản, bạn có thái độ lạc quan.
Hai là thế giới quan tiêu cực: Một người có thế giới quan tiêu cực về cơ bản là bị động và có thái độ bi quan đối với chính bản thân họ và cuộc sống. Người đó tin rằng: Những người giàu sẽ ngày càng giàu hơn, những người nghèo sẽ ngày càng nghèo đivà, cho dù bạn có làm việc chăm chỉ như thế nào thì bạn cũng vẫn không thể phát triển.
Kiểu người này chỉ nhìn thấy sự bất công, áp bức và bất hạnh ở khắp nơi. Khi những điều không hay xảy ra với họ, như vẫn thường thế, họ đổ lỗi cho sự kém may mắn và cho người khác. Họ nghĩ mình là nạn nhân. Vì thái độ này mà họ không thật sự yêu quý hay tôn trọng bản thân họ.
Những người có thái độ lạc quan thường hoạt bát, vui vẻ. Với họ, thế giới là một vùng đất tốt đẹp, tươi sáng.
Tuy nhiên, chướng ngại tinh thần lớn nhất mà bạn phải vượt qua là những thứ còn chứa trong niềm tin của bạn. Chúng hạn chế bạn trên một số mặt. Chúng kéo bạn trở lại bằng cách ngăn chặn sự cố gắng của bạn. Chúng thường xuyên làm bạn chứng kiến những điều không có thật.
Thành kiến nghĩa là vội vàng đánh giá, đi đến kết luận trái ngược với bất kỳ thông tin nào, hoặc thậm chí bất chấp thông tin. Để thành công, bạn cần thiết biết kiềm chế việc đánh giá con người hay hoàn cảnh cho đến khi có đầy đủ thông tin. Quan trọng hơn hết, bạn phải kiềm chế vội vàng xét đoán bản thân cũng như những suy nghĩ có tính chất thu hẹp. Điều này thường xảy ra khi bạn nghĩ rằng mình kém cỏi, không có năng lực, không giỏi giang như những người khác cũng chính là lúc bạn đang để bản thân rơi vào cái bẫy thông thường là tự chấp nhận những mục tiêu thấp hơn rất nhiều so với khả năng thực tế của mình.
Bạn có thể cảm nhận rằng mình không thông minh lắm bởi lực học ở trường của bạn chỉ đạt mức trung bình. Bạn tin rằng bạn thiếu khả năng sáng tạo, hoặc trong khả năng học và ghi nhớ. Bạn cảm thấy mình chưa thật sự thân thiện, luôn lo lắng về tiền bạc. Một số người cảm thấy không thể giảm cân, bỏ thuốc hay thích người khác giới.
Việc “thu hẹp bản thân” này cũng giống như những chiếc phanh kìm hãm tiềm năng và tạo ra hai kẻ thù lớn nhất cho sự thành công: sự hoài nghi và sợ hãi. Chúng làm bạn ngại đón nhận sự mạo hiểm có tính thử thách, vốn rất cần thiết để bạn thể hiện đúng năng lực của mình. Vì vậy, bạn cần phải kiên quyết loại bỏ bất kỳ suy nghĩ hay ý kiến “thu hẹp” nào và trong mọi trường hợp, hãy tin rằng những gì người khác làm được thì bạn cũng làm được.
Sự thật là không ai tài giỏi hơn hay thông minh hơn bạn. Nếu có, phần lớn đó là những người biết cách phát triển khả năng và tài năng thiên bẩm của mình nhiều hơn bạn mà thôi. Họ đã tìm hiểu Quy luật Nhân quả và sớm áp dụng vào cuộc sống cũng như công việc. Trong phạm vi nhất định, bạn cũng có thể làm được bất kỳ điều gì mà những người đó đã làm, chỉ cần bạn có lòng nhiệt thành và sự ham học hỏi.
Nhưng dù bạn tin vào điều gì, nếu niềm tin đó mãnh liệt, nó sẽ trở thành hiện thực. Thậm chí, nếu niềm tin của bạn là sai, nhưng nếu bạn tin tưởng vào những điều đó thì chúng cũng có thể trở thành hiện thực.
Đa số niềm tin tự giới hạn của bạn hoàn toàn không đúng. Chúng dựa trên cơ sở thông tin bị động mà bạn đã tin và chấp nhận như là sự thật. Và khi bạn chấp nhận, niềm tin của bạn sẽ biến nó trở thành hiện thực. Giống như Henry Ford đã nói: Dù bạn tin rằng bạn có thể, hoặc bạn tin bằng bạn không thể, thì bạn vẫn luôn đúng”. 

Còn bây giờ chúng ta cùng bàn về “trách nhiệm bản thân”

Bạn bị điểm thấp trong lớp, bạn đổ lỗi cho giáo viên dạy dở
Bạn đi làm trễ, bạn đổ lỗi là do kẹt xe
Bạn không đạt chỉ tiêu trong công việc, bạn đổ lỗi do không có cơ hội
Bạn bị công an phạt vì tội vượt đèn đỏ bạn nói là do có công chuyện bận
Những việc như đổ lỗi, tạo lý do là những biểu hiện của hiện tượng phổ biến trong con người: không có khả năng chịu trách nhiệm cho bản thân.

1. Chịu trách nhiệm cho bản thân là gì và lợi ích của việc này?

Để làm rõ từng khía cạnh của việc chịu trách nhiệm bản thân, trước hết chúng ta phải phân tích việc không muốn chịu trách nhiệm bản thân.
Trong mỗi người luôn có cái tôi. Ai cũng muốn mình là người quan trọng và phải được tôn trọng. Từ đó chúng ta hình tượng hóa bản thân của chính mình. Chính việc tự đề cao bản thân đã dẫn đến việc chối bỏ trách nhiệm và khiến con người chúng ta bị lệch lạc và không thể nhận lấy lỗi lầm của chính mình. Chúng ta cảm thấy thật khó chịu khi phải nhận lỗi về phía mình. Để cho bản thân cảm thấy dễ chịu hơn, chúng ta thường hay đổ lỗi cho người khác. Suy nghĩ của chúng ta quá chủ quan và không suy xét được mọi khía cạnh của vấn đề. Và từ đó chúng ta luôn sợ hãi trước việc chịu trách nhiệm cho bản thân.
Nỗi sợ hãi là nguyên nhân chính dẫn đến việc mất khả năng chịu trách nhiệm cho bản thân. Những người không dám chịu trách nhiệm cho bản thân thường hay cho rằng nếu mình đồng ý nhận lỗi về phía mình thì bản thân sẽ tỏ ra yếu kém, bất lực và đánh mất sự tôn trọng từ người khác. Họ nghĩ rằng giá trị bản thân sẽ bị hạ thấp.
Tuy nhiên, hoàn toàn ngược lại, có khả năng chịu trách nhiệm cho bản thân sẽ cho bạn cơ hội hoàn thiện bản thân rất lớn. Con người chúng ta không ai là hoàn hảo cả. Chúng ta đều ít nhất một lần trong đời mắc sai lầm. Khi chúng ta đã có thể tự chịu trách nhiệm cho bản thân, chúng ta đã nhìn thấy được điểm yếu trong con người của chính mình và từ đó có thể cải thiện bản thân. Trách nhiệm bản thân chính là thước đo giá trị, lòng dũng cảm và sức mạnh của bản thân. Chính việc tự chịu bản thân sẽ giúp bạn cải thiện và hoàn thiện bản thân và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Giữa một người thường hay đổ lỗi cho kẻ khác và một người luôn chịu trách nhiệm cho lời nói và hành động của chính mình và không thích đổ lỗi, sự tôn trọng của bạn sẽ nghiêng về ai? Ý thức được trách nhiệm bản thân cũng chính là lúc bạn đã thật sự trưởng thành.

Ý thức trách nhiệm – Không đổ lỗi

2. Tác hại của việc thiếu ý thức trách nhiệm cho bản thân

Khi bạn thiếu đi trách nhiệm cho bản thân thì tất nhiên bạn sẽ phải chịu hậu quả cho hành động của bạn trong một thời gian dài.
Hậu quả đau đớn nhất là bạn sẽ không thể nào có được một mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Mâu thuẫn sẽ càng nảy sinh với mọi người xung quanh. Lòng ghen ghét, đố kị trong lòng bạn lớn lên dần dần. Chính vì bạn đặt bản thân của mình lên trên hết tất cả mọi người, những người xung quanh đều bé nhỏ trong mắt của bạn và bạn trở thành một con người không biết bao dung và khoan nhượng. Thái độ này sẽ biến bạn thành nỗi khó chịu trong mắt của người khác. Mối quan hệ của bạn sẽ còn tồi tệ dài dài nếu bạn không nhận ra được điều này.
Nếu bạn không chịu trách nhiệm cho bản thân, bạn sẽ chỉ sống trong nỗi lo sợ của chính mình. Bạn sẽ đặt dấu hỏi cho năng lục thật sự của mình và sự tự tin, niềm tin sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Và chuyện gì đến cũng phải đến. Bạn cần một cái gì đó bám lấy không để cho giá trị của mình bị tụt xuống. Bạn biện hộ cho từng lời nói, cử chỉ và hành động của mình. Dần dần suy nghĩ của bạn sẽ quen dần với việc không chịu trách nhiệm đối với bản thân. Thái độ này sẽ trở thành một phần khó sửa trong tính cách của bạn.
Không chịu trách nhiệm của bản thân sẽ làm gián đoạn quá trình trưởng thành của bạn. Bạn sẽ trở thành một kẻ hay bỏ cuộc, dựa dẫm vào người khác, phá bỉnh và không bao giờ có được hy vọng hay sống một cuộc sống nhạnh phúc đúng nghĩa. Và việc tự hoàn thiện bản thân sẽ không bao giờ xảy ra với thái độ thiếu trách nhiệm bản thân.

3. Đâu là nguyên nhân gây ra việc thiếu ý thức trách nhiệm đối với bản thân?

Mất đi khả năng chịu trách nhiệm bản thân xuất phát từ ý thức của mỗi người. Có 3 cách suy nghĩ dẫn đến việc không còn khả năng nhận biết được trách nhiệm của bản thân mình:
Nỗi sợ hãi: một số người từ nhỏ đã bị những tổn thương không thể nào bù đắp được. Có thể họ bị đánh đập, chửi mắng không thương tiếc. Còn có người thị từ nhỏ sống trong một xã hội đầy bất công. Có thể họ được sinh ra ở trong những gia đình nghèo khổ. Cũng có người bị thiếu thốn tình cảm từ nhỏ. Họ thiếu đi sự quan tâm chăm sóc từ cha mẹ. Dần đến họ lúc nào cũng cảm thấy thiếu thốn sự quan tâm từ mọi người. Những môi trường sống như thế này sẽ khiến chúng ta đánh mất niềm tin và giá trị của bản thân mình.
Sự hống hách: Trong bản tính của chúng ta luôn đi kèm sự hống hách. Vấn đề chỉ là có một số người không chế được bản ngã này và một số người không kiềm chế được. Cá tính này có thể là do di truyền. Một số người thì tự tin thái quá dẫn đến họ luôn nghĩ mình là trung tâm của vũ trụ và luôn luôn cho rằng không bao giờ mình phạm sai lầm. Còn một số thành phần khác thì luôn luôn tỏ ra thiếu tự tin và yếu đuối. Họ phải chà đạp người khác để che lấp những điểm yếu đó.
Định kiến: Những người từng bị phân biệt đối xử thường luôn sống trong sự đề phòng đối với thế giới bên ngoài. Họ không thể nào tìm kiếm được sự công nhận từ người khác và có cảm giác như mọi người đang cố tình ngăn chặn sự tiến bộ của họ. Chính tâm lý này dìm chết sự tự tin trong suy nghĩ và khiến họ không thể nào chịu trách nhiệm cho bản thân mình.

Bạn không thể thoát khỏi trách nhiệm ngày mai nếu cứ lẫn trốn nó hôm nay

4. Làm thế nào để chịu trách nhiệm bản thân

Nếu bạn đã từng một lần nhận lỗi thì hãy suy nghị về khoảng thời gian đó? Điều đó có thật sự khó khăn như bạn nghĩ không? Thay vào đó, bạn có thấy lợi ích của việc làm này không? Với việc chấp nhận bạn có một số vấn đề cần cải thiện là bạn đã tiến bộ trong việc tự hoàn thiện bản thân. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống của bạn thật tốt đẹp.
Tự ý thức bản thân rằng đỗ lỗi cho người khác là điều không thể. Hãy thật sự công bằng trong đánh giá của chính mình.
Hãy nghĩ rằng phạm sai lầm giống như là một phần trong cuộc sống. Cũng giống như bạn không thể không ăn cơm hay uống nước. Sự khác biệt giữa người thành công và người thất bại là người thất bại, thất bại chưa đủ. Bạn sẽ không đánh mất sự tôn trọng từ mọi người. Ngược lại giá trị của bạn cũng được tăng lên vì bạn đã dám thẳng thắn thừa nhận lỗi của mình.
Nâng cao lòng tự trọng của bản thân mình. Khi bạn đã có được niềm tin vào bản thân thì bạn đã nhận ra được giá trị thật của chính mình. Vì vậy, bạn không cần phải biến mình thành một ai đó khác. Hãy là chính mình.
Tự tin vào chính mình. Khi bạn đã trở nên tự tin, bạn sẽ không cần phải biện hộ khi phạm sai lầm. Dần dần bạn sẽ có thể nhận ra được hành động của chính mình và chịu trách nhiệm cho hành động ấy.
Hãy mở lòng với tất cả mọi người. Luôn luôn ghi nhớ quy luật cho và nhận. Hãy cảm nhận được sự cảm thông và lòng thương người. Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc hình tượng hóa bản thân.
Xua tan đi nỗi sợ hãi. Nỗi sợ hãi sẽ khiến chúng ta không làm chủ được hành động của chính mình và thường hay dựa dẫm vào đánh giá và cảm xúc của người khác.
Đừng nghĩ mình là nạn nhân vì như vậy sẽ làm cho chúng ta không nhận ra được lỗi lầm của mình. Học cách là một người chiến thắng, nghĩa là phải làm chủ được hành vi và cảm xúc của chính bản thân mình.
Gắn liền khía cạnh tâm linh với cuộc sống của mình. Dù là đạo chúa hay đạo phật cũng đều dạy cho người làm việc thiện, trách làm điều ác, gạt bỏ cái tôi và trở nên thánh thiện hơn.



Đăng nhận xét

[blogger][facebook]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.