Cùng nhau mở rộng chân trời kiến thức Chia sẻ để thấu hiểu!

tháng 8 2017

Có nhiều lúc chúng ta tự hỏi như thế nào mới gọi là trưởng thành? Làm sao để nhanh chóng trưởng thành.
 Theo đuổi những lí thuyết suông cao siêu trong sách vở là một ý kiến tồi. Bởi lẽ đó là điều của người khác, của kẻ khác. Và chúng ta đang sống cho chính cuộc đời của chúng ta. Còn người thầy nào tốt hơn để chỉ cho ta cách trưởng thành ngoài chính cuộc sống này. Chỉ có khi vấp ngã ta mới tự biết cách đứng lên và rút kinh nghiệm cho chính mình.
1.     Cô đơn
Không phủ nhận rằng chúng ta đang sống giữa xã hội, có nghĩa là mỗi người đều có ít nhất một người bạn, một người có quen biết, một người để gặp mặt… Nhưng giữa bao nhiêu người không khỏi cảm thấy lạc lõng bơ vơ giống như đang đứng một mình giữa đồng cỏ bao la rộng lớn. Lúc cần một ai đó thấu hiểu, dù chỉ là một chút lại phát hiện thì ra chẳng có một ai. Cảm giác đó làm cho người ta chán chường, sụp đổ.

Cuộc sống là vậy. Lúc bạn sinh ra mặc định chỉ có một mình. Bởi vậy đừng trông chờ thêm một ai cùng ta sẻ chia, đồng cảm. Học cách suy nghĩ tích cực hơn, học cách đối diện với mọi thứ bằng chính bản thân mính để khi không có ai ở bên cạnh bạn không cảm thấy trống trãi, cô đơn.
1.     Tự tin
Niềm tin quyết định hơn 70% thành công của bạn. Nếu bạn muốn ai khác thừa nhận bạn thì trước hết bạn phải thừa nhận chính mình, đó là nguyên tắc. Tuy nhiên, đôi khi tự tin quá đáng sẽ biến thành tự kiêu. Điều đó sẽ ngược lại làm tổn thương cho bạn.
Trong bản thân bạn có hai thái độ trái ngược nhau: sợ hãi và tự tin. Khi bạn trang điểm cho mặt nào nhiều hơn thì nó sẽ được sử dụng nhiều hơn, càng rực rỡ hơn. Vì vậy hãy tập trung khoe ra vẻ tự tin bởi sợ hãi chỉ làm người khác thương hại.
2.     Khóc
Khái niệm đơn thuần thì nước mắt là một dạng chất lỏng được tiết ra từ khoé mắt thông qua tuyến lệ. Nó biểu hiện trạng thái phức tạp của con người. Khi con người ta khóc, thường là vì đau đớn, sợ hãi, mệt mỏi, yếu đuối… Cũng có khi vì quá xúc động hay vui sướng. Cuộc đời có quá nhiều mặt, con người cũng có quá nhiều trạng thái cảm xúc. Nhưng nước mắt là có giới hạn, khóc nhiều sẽ đau mắt. Vì vậy nên chỉ dành nước mắt cho những người thật sự quan trọng và đáng quý, trong những lúc thật sự cần thiết.
Đừng lạm dụng nước mắt làm vũ khí, bởi nó là con dao hai lưỡi, có khi người khác sẽ thấy bạn quá yếu đuối và nhu nhược. Và cuối cùng, nếu họ có đối xử tốt với bạn, thì đó, cũng chỉ là sự ban bố cho kẻ đáng thương.
3.     Thời gian
Thứ quý nhất trên đời chính là thời gian. Thời gian là một công cụ vạn năng. Nó là một liều thuốc hữu hiệu chữa lành mọi vết thương, dù cho nó có đau đớn và sâu hắm đến tận xương tuỷ. Ngày tháng trôi qua mọi thứ đều có thể thay đổi. Bởi vậy lời hứa có đính kèm hai từ mãi mãi sẽ chỉ là một lời hứa suông không thực tế, dành cho những bộ phim lãng mạn. Và đời không giống như phim.
Thời gian dạy chúng ta cách sống cho từng giây phút ở hiện tại, biết quý trọng những gì đang có. Hôm nay qua đi, ngày mai lại đến, ai biết tương lai có bao nhiêu khó khăn đang chờ. Và khi trưởng thành nhìn lại những năm tháng đã qua sẽ phải bật cười vì những lúc trẻ con bồng bột, thiếu nghĩ suy.
4.     Nguỵ trang
Sống ở đời nếu bạn không có lớp vỏ bọc cho chính mình thì sẽ tự huỷ diệt, giống như quả trứng không có vỏ, nhím không có gai. Đôi khi dù đang đau đớn bạn cũng phải giả vờ mĩm cười. Nhưng đằng sau cái nhếch môi gượng gạo ấy có bao nhiêu đổ vỡ. Cuộc đời của mỗi người đã có biết bao mệt mỏi, nên khi đối diện với nhau thì có cần gì phải gieo thêm khó chịu cho nhau.
Ghét một người nào đó không có nghĩa là không có lúc bạn cần đến họ. Đừng tạo thêm kẻ thù mà hãy tạo thêm một người bạn. Đừng nói bạn không cần ai giúp đỡ, bởi bạn chỉ là con người, không phải siêu nhân.
5.     Đừng coi ai đó là cả thế giới
Thời gian trôi không ngừng, lúc này, lúc khác. Bạn không thay đổi không có nghĩa là người khác cũng đứng yên với bạn. Hãy thử nghĩ đến một ngày nào đó, người là cả thế giới với bạn ra đi, cảm giác đó không phải chỉ tưởng tượng là có thể hiểu được.
Một ngày nào đó, mọi thứ rất bình thường và tĩnh lặng như chờ đợi một cơn sóng lớn dữ dội nhấn chìm bạn trong khoảng không trống vắng mà ai đó vô tình để lại. Lúc đó sẽ cần bao nhiêu lâu, bao nhiêu quyết tâm, bao nhiêu sức lực để đứng dậy? Bạn có từng nghĩ đến chưa? Vì vậy hãy dành một ít cho chính mình, đừng coi ai đó là cả thế giới!
6.     Bạn
Trong một đời người chỉ cần có ít nhất 1 người tri kỷ thì coi như bạn sống không uổng phí. Ở nhà nhờ ba mẹ, người thân, ra đường nhờ bạn bè. Sống hưởng thụ là gì? Là khi ta nổi hứng muốn điên thì có người điên cùng ta, khi ta đau khổ dằn vặt khóc lóc nhảm nhí thì có đứa đánh cho 1 bạt tay rồi chìa bờ vai cho ta thoả thích khóc. Nó cười nhạo ta mặt mũi tèm lem nhưng lại nắm lấy tay ta đưa đến những nơi có nụ cười.
Bạn xấu cũng dạy ta những bài học làm người. Biết tính toán so đo và đề phòng những kẻ lợi dụng.
7.     Hiếu thảo
Thời khắc bạn lớn lên cũng là lúc ba mẹ đã qua tuổi tứ tuần, đầu hai thứ tóc. Đừng đổ lổi cho cuộc sống đẩy đưa đến chổ lực bất tòng tâm mà bỏ bê ba mẹ, bởi đó chỉ là cái cớ để nguỵ biện cho chính bạn. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần cố gắng kiếm thật nhiều tiền để cho ba mẹ được sống sung sướng ấm no là đã trả hiếu xong. Nhưng khi làm ba làm mẹ bạn mới hiểu rằng thật ra hai đấng sinh thành của chúng ta rất đơn giản. Hạnh phúc của họ là mỗi ngày được ăn cơm cùng bạn, nhìn thấy bạn vui vẽ, hạnh phúc, thành đạt …
Đừng đợi chờ thời gian, bạn thì chờ được nhưng thời gian lại không chờ đợi ba mẹ bạn. Hãy báo hiếu ngay từ lúc này, khi mà họ còn có thể nhận được tình cảm ấy.
1.     Khó khăn
Có phải có lúc nào đó trong cuộc đời bạn cảm thấy bất mãn và chán chường, tự hỏi tại sao đời mình lại toàn khó khăn, gian nan?
Chia khó vượt qua chính là bạn phải chấp nhận rằng đó là một phần tất yếu của cuộc sống. Và khi bạn đối mặt vượt qua nó, bạn sẽ thấy mình thật sự trưởng thành.
2.     Học hỏi
Không ai sinh ra đã biết hết mọi thứ. Kể cả nhà khoa học, bác học cũng vậy. Luôn luôn học hỏi từ những thứ xung quanh là điều rất hữu ích. Chăm chỉ đọc thêm sách báo về các lĩnh vực bạn yêu thích.
Có thể bạn không tin nhưng có một ngày nào đó bạn sẽ thực sự cần đến chúng.
3.     Cảm ơn và xin lỗi
“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Bạn không nhận ra được giá trị của lời cảm ơn khi bạn nói ra nhưng người nghe lại đặc biệt vui vẻ, dù đó là chuyện nhỏ nhặt. Bạn biết cảm ơn người khác cho thấy bạn là người tinh ý, biết suy nghĩ và quan tâm đến cảm xúc người khác.
Tương tự lời xin lỗi cũng vậy. Khi làm ai đó tổn thương, họ nhiều khi chỉ cần một lời xin lỗi từ bạn đã có thể cho qua. Đừng tiết kiệm lời nói chỉ vì sĩ diện ảo của bạn, có khi nó làm bạn đánh mất những thứ cực kì quan trọng.
1.     Biết dừng lại
Cuộc đời là tập hợp những điểm giới hạn. Người thông minh là người cho phép mình buông thả nhưng biết dừng lại đúng lúc. Buồn phiền vì thất tình hay thất bại, bạn có thể khóc lóc rượu chè, đập phá nhưng nên biết tự thức tỉnh rồi đứng lên.
Hãy tỏ ra mình mạnh mẽ, làm chủ cuộc chơi chứ không phải là kẻ đáng thương lao mình xuống dốc rồi đi cầu sự thương hại của người khác mà đứng lên. Ngẫng cao đầu trong mọi hoàn cảnh mới là người chiến thắng.
2.     Không tin người khác hoàn toàn
Con người ai cũng có mặt nạ để bảo vệ chính mình. Không ai có thể để cho người khác quá hiểu rõ về mình cũng như thật lòng với người khác. Tin người ta một cách tuyệt đối chính là tự hại bản thân mình.
Trong lời nói hoặc hành động của ai đó, bạn chỉ nên tin 90%, còn lại hãy để bản thân nghi ngờ một chút, và khi bị phản bội, bạn sẽ không thấy hụt hẫng nhiều.
3.     Ngoại hình
Ngày nay khi đi xin việc, bạn sẽ thấy người đẹp sẽ có lợi thế hơn rất nhiều. Tuy là nhìn vào năng lực để đánh giá nhưng yếu tố hình thức cũng rất quan trọng, không cần bạn phải chau chuốt một cách thái quá.
Chỉ cần đẹp theo cách của bạn.
4.     Giao thiệp, xã giao.
Trong cuộc sống hiện nay, bạn thu mình có nghĩa là thất bại. Dù cho thật sự bạn là một người sống khép kín, ít nói nhưng cũng phải học cách để cởi mở hơn, ăn nói lưu loát hơn. Không ai biết tương lai bạn sẽ cần gì, có thể những mối quan hệ bạn đã và đang tạo dựng sẽ có ích sau này.
Mỗi ngày, mọi thứ xung quanh ta đều thay đổi. Tạo hoá không tạo ra thứ gì dư thừa, chỉ là bạn chưa biết đến giá trị thực của nó nên bỏ qua. Hãy quan sát mọi thứ xung quanh và học hỏi từ những thứ nhỏ nhặt nhất. Cuộc sống chính là người thầy giỏi nhất cho tất cả mọi người.

 Nếu bạn không theo đuổi những gì bạn muốn, bạn sẽ không bao giờ có được nó. Nếu bạn không đặt ra những câu hỏi đúng, bạn sẽ luôn luôn nhận được những câu trả lời sai. Nếu bạn không tiến một bước về phía trước, bạn sẽ luôn luôn ở yên tại chỗ. Cuộc sống là một cuộc hành trình của việc lựa chọn. Dưới đây là 50 sự lựa chọn lãng phí cần tránh.
1. Dành thời gian hối hận về quá khứ và cảm thấy tiếc cho chính mình.
2. Phàn nàn về các vấn đề và không hề làm gì để giải quyết chúng.
3. Đi theo con đường dễ nhất và bỏ cuộc khi hành trình trở nên khó khăn.
4. Bỏ qua niềm đam mê của bạn và chạy theo tiền bạc.
5. Bày đặt một cách sống phụ thuộc vào khoản lương sắp tới của bạn.
6. Chi tiêu nhiều hơn bạn kiếm được và gánh rất nhiều các khoản nợ.
7. Cố gắng kiểm soát tất cả mọi thứ và sau đó lo lắng về những thứ bạn không thể kiểm soát.
8. Tập trung vào những gì bạn không muốn xảy ra.
9. Sợ hãi những điều bạn không hiểu hết.
10. Để người khác ra quyết định thay cho bạn. Không quyết định bất cứ điều gì, bao giờ hết.
11. Để những thứ chuyện nhỏ chồng chất thành vấn đề lớn.
12. Ghen tị với người khác.
13. Khăng khăng với nỗi giận dữ. Không bao giờ tha thứ cho ai.
14. Luôn luôn đúng. Không bao giờ để bất cứ ai là đúng hơn bạn.
15. Tìm kiếm sự xác nhận bên ngoài trước khi bạn xem xét mình đủ tốt.
16. Chắc chắn rằng tất cả mọi thứ bạn làm gây ấn tượng một người nào khác.
17. Lừa dối chính mình và những người xung quanh, và chịu đựng những người khác lừa dối bạn.
18. Làm cùng một việc, lặp đi lặp lại cho đến ngày bạn chết.
19. Không bao giờ hoàn thành những gì bạn đã bắt đầu.
20. Ở mãi một chỗ. Không bao giờ đi đâu.
21. So sánh bản thân với những người mà bạn thấy thành công hơn theo hướng bất lợi.
22. Coi thường bản thân và la cà với những người coi thường bạn.
23. Không bao giờ học hỏi bất cứ điều gì mới.
24. Không bao giờ chịu trách nhiệm về những hành động của bạn. Đổ lỗi cho tất cả mọi người xung quanh.
25. Không để bất cứ ai giúp đỡ bạn.
26. Đa nghi. Không tin ai cả.
27. Ôm đồm, ôm đồm, ôm đồm. Làm tất cả mọi thứ cùng một lúc.
28. Lấp đầy tất cả những khoảnh khắc tỉnh táo trong đời bằng những cam kết.
29. Chẳng giúp đỡ ai trừ khi buộc phải làm. Chỉ làm những điều trực tiếp mang lại lợi ích cho bản thân.
30. Nghĩ về những thứ bạn không có và nhăn nhó.
31. Không bao giờ tập thể dục. Chỉ ăn đồ ăn vặt và chiên rán. Huỷ hoại sức khoẻ của bạn.
32. Không nói những gì bạn nghĩ. Không nghĩ những gì bạn nói.
33. Không bao giờ nói cho ai về những gì bạn cảm thấy hay những gì bạn đang suy nghĩ.
34. Không bao giờ nói lời xin lỗi, không bao giờ nói lời yêu ai.
35. Nhúng mũi vào những vấn đề của người khác và biến chúng thành vấn đề của bạn.
36. Luôn để các nhu cầu thúc vào lưng bạn.
37. Làm cho những người khác cảm thấy chán ghét chính họ.
38. Xem TV nhiều giờ một ngày.
39. Dùng lắm thuốc. Uống lắm rượu.
40. Chỉ làm, không chơi.
41. Để những thú vui của bạn bỏ đi.
42. Để những mối quan hệ gần gũi của bạn bỏ đi.
43. Nghiêm túc với tất cả mọi người và vận tất cả mọi chuyện vào mình (rồi tự ái, chạnh lòng).
44. Nhớ những lời xúc phạm. Quên những lời khen ngợi.
45. Không kế hoạch. Luôn luôn đợi đến phút cuối cùng.
46. Luôn dồn nén cảm xúc bên trong.
47. Luôn luôn bỏ qua các ý kiến và đề xuất của người khác.
48. Mơ ước về mục tiêu tương lai của bạn và không bao giờ có hành động để đạt được chúng.
49. Sợ sự thay đổi và chống lại nó.
50. Làm việc chăm, cố hết khả năng, và sau đó lên án chính mình vì đã không đạt mức hoàn hảo.

Nếu bạn đang mắc phải một vài điểm trong số những điều nêu trên, hãy nhớ rằng, bất kể bạn đã đi sai hướng bao lâu, bạn vẫn luôn luôn có quyền lựa chọn để quay lại và đi trên con đường của chính mình


Khoảng thời gian bắt đầu ngày làm việc có tác động rất lớn đến năng suất và hiệu quả của một ngày làm việc.

Bạn có biết những người thành công thường làm gì trong 10 phút đầu tiên của một ngày? Hãy tham khảo 14 thói quen tốt mà những người thành công thường làm và cùng xây dựng những thói quen tốt nhất để kích thích tinh thần và tăng hiệu quả công việc. 

1.      Nhìn nhận lại công việc:
Để  đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần phải nhìn nhận lại những gì bạn đã làm, bạn đang ở đâu và mục tiêu bạn bạn cần đi tới là gì.
Những người thành công thường dùng thời gian yên tĩnh để làm điều này, họ tự hỏi: “Tôi đã làm gì để thực hiện mục tiêu tuần trước?”, “Tôi đang thực hiện mục tiêu tuần này như thế nào?”, “Tôi phải làm gì để đạt được mục tiêu dài hạn đã đề ra?” 
2.      Đảm bảo sự thoải mái: 

Những người thành công thường dùng 1 phút để đảm bảo rằng chiếc ghế của họ được điều phù hợp, những vật dụng cần thiết – điện thoại, cốc nước, chuột máy tính,… trong tầm tay. Và đừng quên ánh sáng phù hợp nhé, một ngày của bạn sẽ tốt đẹp nếu bạn ở trong môi trường thuận tiện.

3.      Sắp xếp bàn làm việc
Bạn có quá nhiều việc cần làm trong một ngày, vì vậy để chuẩn bị cho cuộc chiến không ngừng nghỉ, bạn không nên để sự lộn xộn cản trở mình. Bàn làm việc sạch sẽ tất nhiên sẽ giúp tâm trí bạn thoải mái và tập trung hơn cho nhiệm vụ. 
4.      Căng cơ, đứng và đi bộ

Những người thành công thường dành thời gian lưu thông máu trước khi ngồi xuống làm việc. Dành vài phút để đi bộ, đứng có thể làm bạn thư thái hơn, tăng cảm giác kiểm soát công việc.

5.      Xem lại thứ tự ưu tiên công việc
Những người thành công thường lên một danh sách những việc cần làm, xem xét lại mức độ ưu tiên và sắp xếp thứ tự. Thực hiện những việc quan trọng hơn trước và dành thời gian buổi sáng khi năng lượng của bạn dồi dào nhất để đối đầu với những việc khó khăn nhất.
Việc lên danh sách công việc cùng giúp bạn nhận ra công việc nào cần điều chỉnh, công việc nào cần lên kế hoạch và chuẩn bị trước. 
6.      Hình dung thành công
Hình dung về những kết quả tốt đẹp nếu bạn hoàn thành mục tiêu, xác định những bước cần thiết để đạt mục tiêu, điều đó sẽ giúp bạn tập trung hơn cho công việc, nhận ra những thách thức tiềm tàng và kịp thời điều chỉnh. 
7.      Không ôm đồm
Khi bạn có nhiều việc cần làm và có rất nhiều năng lượng vào buổi sáng, điều đó khiến bạn cảm thấy muốn làm hai hoặc ba việc cùng muột lúc. Nhưng một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Stanford cho thấy làm hai hay ba việc một lúc sẽ giảm năng suất so với tập trung làm một việc. 
8.      Biết cách nói “Không” một cách lịch sự
Những người thành công thường biết khi nào mình nên nói “Không” và nói “Không” một cách lịch sự  khi đồng nghiệp được yêu cầu một việc gì đó trong lúc họ đang bận rộn hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tất nhiên, những yêu cầu khẩn cấp của “sếp” sẽ là ngoại lệ.
Đồng ý một cách bất đắc dĩ sẽ khiến bạn thực hiện yêu cầu đó một cách không thoải mái và hết mình, gây ảnh hưởng tới công việc của chính bạn. 
9.      Khóa chặt những tiêu cực
Người thành công không để tâm trí bị bế tắc ở bất kì sự kiện không hay nào trong tối hôm trước hoặc buổi sáng trước khi đi làm. Họ “khóa chặt” chúng vào một chiếc hộp riêng biệt và tập trung tâm trí vào nhiệm vụ trước mắt. 
10.  Dành thời gian để chào hỏi mọi người
Nếu bạn không có nhiệm vụ cấp bách, hãy dành thời gian để chào hỏi đồng nghiệp của mình, đó là một cách bắt đầu ngày mới tuyệt vời. Việc dành thời gian chào hỏi, nở nụ cười và trò chuyện với những người bạn làm cùng là cách bắt đầu một ngày đầy hứng khởi.

Mặt khác để thăng tiến trong công việc, kỹ năm mềm là thứ bạn không thể thiếu. Bạn có thể là người có chuyên môn cao nhất nhưng thái độ của bạn có thể nâng tầm bạn trong mắt người khác cũng có thể kéo hình ảnh của bạn xuống. Một nụ cười và những câu trò chuyện thân thiện sẽ giúp tất cả mọi người bắt đầu một buổi sáng với cảm xúc dễ chịu.

11.  Dành thời gian nhanh chóng để thấu hiểu nhân viên hay đồng nghiệp 
Những người quản lí tài ba thường dành chút thời gian buổi sáng để trò chuyện với đồng nghiệp để thúc đẩy tinh thần của họ. Trong ít phút đó, người quản lí có thể nhận ra năng lượng và mức độ hài lòng của nhân viên dành cho công việc và từ đó, tạo ra những điều chỉnh cần thiết và tạo ra môi trường làm việc tốt nhất giúp mọi người hoàn thành nhiệm vụ của mình. 
12.  Dành thời gian để biết ơn
Một cách tuyệt vời mà những người thành công bắt đầu công việc của mình, đó là dành thời gian để biết ơn, đó có thể là sự biết ơn vì mình đang làm trong một doanh nghiệp có văn hoá tốt hay bạn đang làm việc cho một ông chủ tuyệt vời hay cùng những đồng nghiệp xuất sắc. Đó là động lực để nhắc nhở chính bạn tạo ra những điều tốt đẹp nhất cho trong công việc. 
13.  Làm việc với suy nghĩ giúp đỡ người khác
Khi bạn làm việc với suy nghĩ giúp đỡ người khác sẽ làm giảm áp lực và làm tăng sự hài lòng trong công việc. Khi bạn làm việc cho bản thân, nỗi sợ về sự thất bại hay kết quả đáng thất vọng sẽ khiến bạn căng thẳng, nhưng khi thay đổi suy nghĩ rằng bạn làm công việc này sẽ đem lại điều tốt đẹp cho người khác nữa, từ đó bạn sẽ thực hiện công việc theo đúng ý định của mình và với nhiều nỗ lực hơn. 
14.  Kiểm tra email một cách có chiến lược
Đừng tưởng rằng kiểm tra email là việc nhỏ. Bạn cần có chiến lược vì việc kiểm tra email có thể tạo ra “vũng lầy” lãng phí thời gian. Những người thành công hiểu điều này và luôn có thói quen kiểm tra email cực kỳ hiệu quả. Trong 10 phút đầu họ sẽ “quét nhanh” qua email, ưu tiên trả lời thư quan trọng và những thư kém quan trọng hơn có thể xếp hàng lại sau. 

Còn bạn, thói quen đầu ngày của bạn là gì



Người có học thức rộng, văn hóa cao không bao giờ quên tiểu tiết. Chính ở những tình huống nhỏ nhặt, khí chất và phong thái của một người mới được thể hiện ra rõ ràng nhất. Dưới đây là câu chuyện trải nghiệm của một vị giảng viên đại học.
***
Tôi là một giảng viên đại học có tiếng, về học thức, bằng cấp lẫn kinh nghiệm…, tôi đều được đồng nghiệp và các em sinh viên nhìn bằng ánh mắt ngưỡng mộ. Tôi cũng khá tự hào về bản thân, cũng có một chút đắc ý về sự thành công trong sự nghiệp của mình.
Tuy nhiên, những trải nghiệm khó quên trong một chuyến đi gần đây đã khiến tôi phải giật mình hổ thẹn…
Kẻ khiếm nhã giữa thành La Mã
Khi tới La Mã du lịch, tôi đã tìm đến hai con phố chuyên bán đồ cổ. Tôi vào xem từng cửa hàng một. Sau khi chọn được một cửa hàng nhỏ xinh xắn, tôi bèn vùi đầu xem những đồ điêu khắc và văn vật nhỏ nhắn. Rồi tôi hỏi giá ông chủ. Đó là một ông lão lớn tuổi tóc bạc trắng. Nhưng khi tôi đụng đến món đồ nào ông lão cũng đều lắc đầu quầy quậy, nói rằng không bán.
Tôi thắc mắc: “Sao lại không bán ạ?”. Ông bèn nghiêm nghị nói: “Đây là cửa hàng của tôi. Cậu bước chân vào mà không thèm chào hỏi tôi lấy một câu nào, cứ tự tiện nhìn ngó, sờ mó hết thứ này tới thứ khác. Một lúc sau cậu mới hỏi tôi có bán hay không, thì tôi nói rằng tôi không muốn bán. Đơn giản là thế!”.
Tôi rất ít khi xấu hổ nhưng lúc đó mặt tôi đỏ như mặt trời, cả tai cả cổ cũng đỏ gay gắt. Tôi lúng túng như con gà mắc tóc. 
Hồi nhỏ tôi hay bị người lớn mắng mỏ. Lý do là tôi ngang bướng, ương ngạnh, khó ưa, thích trèo tường, đập đồ, lại không lễ phép. Không hẳn là tôi không tốt, thực ra là tôi thiếu hiểu biết. Đến tuổi thanh niên choai choai, tôi cũng không biết đến khái niệm lễ phép là gì. Tính cách khá ngang ngạnh, thậm chí là thô lỗ, lại còn ngông cuồng, ngạo mạn.
Nhưng sau khi ngụp lặn giữa dòng đời, qua nhiều thăng trầm, tôi đã dần học được cách khiêm nhường và tôn trọng người khác. Vậy mà một người đàn ông từng trải đã 54 tuổi như tôi, ở La Mã, một đất nước thấm nhuần văn hóa phục hưng này, vô tình lại trở thành một kẻ vô cùng khiếm nhã. Ông chủ cửa hàng đã khiến tôi bừng tỉnh. 
Chuyện dở khóc dở cười trong nhà vệ sinh
Một lần khi tôi vừa bước vào cửa nhà vệ sinh thì bắt gặp một thanh niên mặt mũi sáng sủa, còn khá trẻ, chừng 22 tuổi. Cậu bất chợt chạy tới đứng trước mặt tôi, mắt sáng rõ, vẻ mặt hân hoan, hét lên: “Thầy có phải thầy Khiêm không ạ? Em nghe danh thầy đã lâu giờ mới được gặp mặt. Em muốn một chụp bức hình kỷ niệm với thầy ạ”. 
Tôi rất lúng túng. Bởi lúc ấy tôi quả thực không thể kìm nén nổi ‘nhu cầu thiết yếu’ của mình nên chỉ cười trừ, bước vội vào phòng vệ sinh. Tôi mở cửa bước ra, vặn vòi nước rửa tay, bất chợt quay sang vẫn thấy cậu ấy đứng nguyên tại đó. Thật chẳng lịch sự chút nào, lẽ ra cậu ấy nên đợi tôi ở ngoài mới đúng!
Tay cậu lăm lăm chiếc chiếc máy ảnh, sớm đã chuẩn bị lên hình. Đôi tay chắc khỏe của cậu như hai gọng kìm kéo tôi ra một góc, giữ tôi như khúc gỗ, rồi toét miệng cười, chụp tách một tiếng. Mặt tôi méo xệch, tôi trở tay không kịp thì cậu ấy đã chụp xong rồi. Cảnh dở khóc dở cười như vậy xảy ra với tôi không chỉ một lần. Mấy cô cậu thanh niên hễ gặp mặt tôi là giữ chặt lại, chụp xong kiểu ảnh là bỏ đi. Sau đó lại rất mãn nguyện khoe với bạn bè rằng: “Xem này! Tôi chụp ảnh với thầy Khiêm rồi đấy nhé!”. 
Hồi nhỏ, người lớn không cho phép chúng tôi đối xử với họ như vậy. Nhưng bây giờ nó lại trở thành chuyện cơm bữa trong các trường đại học. Những thói quen của lớp trẻ có lẽ cần phải nhìn lại lại một chút. Nói nặng nề hơn thì việc này chính là thể hiện sự thiếu tu dưỡng của con người.

Kỳ thực sự tu dưỡng không phải là thấu hiểu những đạo lý thâm sâu, to tát, mà được thể hiện ngay trong những thói quen sinh hoạt thường ngày, cũng là những tiểu tiết mà rất nhiều người chúng ta xem nhẹ.
Dưới đây, xin mạn phép được viết ra là những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày, hy vọng rằng chúng ta đừng xem nhẹ chúng. Bởi tuy nhỏ nhặt thôi nhưng có thể toát lên sự tu dưỡng của một người.
1. Khi nhận truyền đơn trên phố, nếu không thể nhận được thì hãy đáp lại họ bằng nụ cười, và tỏ lòng cảm ơn.
2. Khi nhân viên phục vụ bê đồ ăn ra bàn hoặc khi trả tiền tại quầy thu ngân hãy nói lời cảm ơn với họ.
3. Khi ra vào khu chung cư hay những nơi công cộng hãy giữ cửa giúp người khác để tiện cho họ ra vào, đặc biệt là những người có dắt theo trẻ nhỏ hoặc tay cầm đồ. 
4. Giữ thang máy để người khác ra trước. 
5. Khi đi qua đường hãy nghiêm túc chấp hành tín hiệu đèn xanh đèn đỏ. Nếu tắc đường thì hãy nhường lối cho người đi bộ. Ăn cơm không nên chép miệng, gõ mâm, gõ bát, không lật giở đồ ăn, không chọn đồ ăn, không bỏ mứa.  
6. Lịch sự với bảo vệ, lễ tân và nhân viên phục vụ. Khi nhận được sự hỗ trợ của họ tối thiểu cũng phải gật đầu, mỉm cười với họ. Bởi lẽ họ thường là những người dễ bị coi thường nhất. 
7. Không nói tục. 
8. Ở nơi công cộng, hãy để ý âm lượng, giọng nói và hành động của mình có ảnh hưởng tới người khác hay không. 
9. Không dò la chuyện riêng tư của người khác. Không truy hỏi người khác nguyên nhân vì sao. Khi nói chuyện nơi công cộng, cố gắng tránh những chủ đề tế nhị như tình hình gia đình, phương thức sống, thu nhập. 
10. Khống chế cảm xúc của mình, khi xảy ra chuyện không lập tức đáp lại bằng những lời hằn học, hãy bình tĩnh, nhẫn nại.
11. Khi uống canh đừng để phát ra tiếng, dù là canh nóng.
12. Khi lái xe dưới trời mưa cần giảm tốc độ, hoặc đi chậm lại nếu thấy có người già, trẻ con, thú cưng ở phía trước.
13. Khi rời khỏi thư viện hay nơi công cộng hãy nhẹ nhàng xếp ghế trở lại vị trí ban đầu.
14. Khi đưa dao, kéo, hay những đồ vật có đầu sắc nhọn, hãy để mũi dao, mũi kéo hướng về phía mình.
15. Con gái khi đứng ngồi ở nơi công cộng cần khép hai chân lại, hoặc xếp sang một bên. Nếu mặc váy thì khi ngồi xuống cần để ý đến váy, tránh lộ liễu.
16. Khi đi bộ thì đi sang lề đường, nhường phần đường bên trong cho người khác. Đặc biệt là con trai, khi đi qua đường nên để con gái đi bên trong để bảo vệ họ.
17. Khi đeo tai nghe thì không nói chuyện với người khác. Nếu muốn nói chuyện thì hãy tháo tai nghe ra.
18. Dù là con trai hay con gái cũng luôn mang khăn giấy theo mình.
19. Khi đỗ xe hãy chừa lại lối đi cho xe cộ và người khác.
20. Khi nói hãy nhìn vào mắt người khác và mỉm cười.
21. Nếu ho hay hắt hơi thì hãy che miệng lại.
22. Không tùy tiện bình luận người khác. Hãy tôn trọng sự khác biệt của họ dù có những điều khiến bạn cảm thấy khó hiểu. Rốt cuộc thì bạn không biết được người khác đã phải trải qua những gì.
23. Ở ga tàu, bến xe đông người hãy bỏ ba lô xuống. Hãy giúp người khác cất hành lý trên máy bay hay tàu hỏa.
24. Không tự ý sờ vào đồ của người khác, hãy tôn trọng sự riêng tư của họ, đùa vui một cách vừa phải.
25. Khi gặp phiền toái hãy nghĩ cách giải quyết, đừng oán trách hết người nọ tới người kia.
26. Khi người khác đang nói chuyện đừng tùy tiện ngắt lời.
27. Khi nghe nhạc tại nơi công cộng không mở loa ngoài.
28. Khi bên cạnh có người quen, đừng cúi đầu chơi di động. Khi ăn cơm không nghịch điện thoại.
29. Không vứt rác bừa bãi, khạc nhổ lung tung.
30. Khi nhận quà của người khác hãy thể hiện sự trân trọng và biết ơn.
31. Muốn vào nhà vệ sinh công cộng hãy gõ cửa trước. Nếu không thấy ai trả lời thì mới được đẩy cửa vào. Có một vài nhà vệ sinh bị hỏng khóa, nếu đẩy cửa vào luôn đôi khi bạn sẽ rất bối rối. Có một vài nhà vệ sinh có không gian khá hẹp, chỉ cần đẩy cửa là sẽ đập vào người đang ngồi bên trong.
32. Không nhìn chằm chằm vào người tàn tật.
33. Khi họp mặt gọi đồ ăn hãy suy nghĩ tới khẩu vị của mọi người, hỏi xem có ai bị dị ứng thứ gì không, có ăn được đồ lạnh, đồ sống không.
34. Khi người khác đang lúng túng hãy giải vây cho họ một cách phù hợp.
35. Khi từ chối, hãy nói thẳng một chút, nhưng cần lịch sự, có hòa khí, không làm người khác tổn thương. Đừng ám hiệu gì không tốt, hãy mang tới hy vọng có thể thành công cho người khác.
Kỳ thực, từ xưa đến nay, có rất nhiều người vì “quên tiểu tiết” mà hỏng việc lớn, nhưng cũng có người vì một ý tưởng nhỏ mà trở thành vĩ nhân. Đời người chính là một dãy các việc nhỏ xếp lại cùng nhau, nếu kịp thời tích lũy, nắm vững kinh nghiệm thì những việc nhỏ tưởng chừng “vụn vặt” ấy lại có thể giúp ta hoàn thành đại nghiệp.
Vậy nên, chúng ta hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, từ những điều xung quanh mình, làm đến nơi đến chốn, thể hiện sự tu dưỡng của mình bạn nhé!


Để nâng cao năng suất cũng như thúc đẩy đam mê của bạn khi làm việc, hãy tạo cho mình những thói quen tốt cho công việc vào buổi sáng.

Theo các chuyên gia nhân sự, sau đây là 10 việc cần làm vào buổi sáng đối với người làm công sở.

1.      Đến đúng giờ

Điều này khá rõ ràng, tuy nhiên một số người không nhận thức được đến muộn không chỉ gây ấn tượng xấu, mà còn có thể làm ảnh hưởng tinh thần cho cả ngày. Đến đúng giờ hoặc sớm hơn một chút giúp bạn tạo cảm giác hài lòng và có thời gian chuẩn bị tư duy cho ngày mới.

2.      Thở sâu

“Thở sâu, nắm chặt hai bàn tay để tập trung trí não”, Micheal Kerr, diễn giả về kinh doanh quốc tế và chủ tịch Humor at Work chia sẻ. “Nhiều người đến làm việc với tâm trạng khó chịu vì chưa hoàn thành các công việc ở nhà, sau đó lại phải trải qua quãng đường kinh khủng đến công ty, và rồi lại bị cuốn vào áp lực công việc”. Hãy tìm thời điểm để chậm lại, và bạn sẽ thấy tạo thói quen tập trung bản thân có thể tạo ra những điều kỳ diệu.

3.      Dành 5 phút

Sau khi thở sâu, hãy dành cho mình 5 phút để chuẩn bị bản thân, tiến sĩ Micheal “Dr. Woody” Woodward, nhà tư vấn tâm lý cho các tổ chức, chia sẻ: “Đây là cách tốt để chúng ta thiết lập nhịp điệu cho cả ngày. Đừng cho phép mình bị cuốn ngay vào sự điên cuồng trong công việc của các đồng nghiệp”. Danh sách email dài dường như là đang kêu gọi sự chú ý của bạn, nhưng cần phải tìm thấy khoảng khắc cho bản thân trước khi cắm đầu vào một ngày mới.

4.      Mỗi ngày là một sự bắt đầu mới

Có thể bạn còn dự án hay cuộc trao đổi dang dở từ chiều ngày hôm trước – nhưng hãy cố gắng xem mỗi ngày là sự bắt đầu mới. David Shindler, chuyên gia tuyển dụng và tác giả cuốn sách Learing to Leap cho biết: “Hãy để lại tàn dư từ ngày hôm trước ở phía sau và sẵn sàng bắt nhịp, đạt hiệu quả cao với những gì đang xảy ra ngay khi bắt đầu ngày mới”.

5.      Không ủ rũ

Bạn sẽ phải chú ý đến tâm trạng của mình và ý thức được sự ảnh hưởng của nó đến những người khác. “Đầu và cuối ngày là những lúc mà tâm trạng có ảnh hưởng mạnh nhất”, Shindler nói. Nếu như bạn có thói quen rầu rĩ vào buổi sáng, hãy rũ bỏ nó đi và đến văn phòng với một thái độ tích cực, có thể dùng 1-2 cốc café nếu cần thiết. Kerr nói thêm: “Giờ làm việc đầu tiên sẽ thiết lập ‘mức tinh thần’ cho thời gian còn lại của ngày, thế nên từ quan điểm cảm xúc, đó là thời điểm quan trọng nhất trong ngày. Một dấu hiệu tiêu cực có thể ảnh hưởng đến toàn đội và làm cho mọi người có cảm giác như đi nhầm giày trong suốt cả ngày hôm đó”.

6.      Lập danh sách công việc trong ngày (to-do list)

Hãy tạo danh sách việc làm (to-do list), hoặc là cập nhật những việc bạn đã chuẩn bị vào ngày hôm trước sau đó cố gắng bám vào đó. Tuy nhiên, nếu sếp bạn có yêu cầu cấp bách, hãy sắp xếp lại mức độ ưu tiên của các đầu việc trong danh sách. Anita Attridge, chuyên gia huấn luyện của Five O’clock Club, tổ chức chuyên về đào tạo phát triển sự nghiệp, chia sẻ kinh nghiệp khi chuẩn bị to-do list, hãy xác định việc nào cần phải hoàn thành ngày hôm nay và việc nào có thể hoàn thành vào hôm sau và đặt mức ưu tiên cho từng việc. Ngoài ra xác định thời điểm làm việc hiệu quả nhất của bản thân và xếp lịch dựa vào đó. Hãy dành giờ cao điểm để làm những việc quan trọng nhất.

7.      Hội ý nhanh với đồng nghiệp

“Họp nhanh trong 5-10 phút với cả đội cũng có thể là cách hữu hiệu cho nhiều người để bắt đầu ngày mới”, Kerr nói. Hãy trao đổi thông tin quan trọng hoặc chia sẻ mục địch làm việc trong ngày của bạn với người trong đội, nhóm của mình. “Trao đổi nhanh giúp mọi người tập trung và quan trọng hơn, giúp xây dựng sự kết nối. Đồng thời, công khai mục đích trong ngày của mình, xác suất đạt được nó sẽ tăng lên đáng kể”.

8.      Không bị phân tán bởi thư điện tử

Điều này khó thực hiện đối với nhiều người – nhưng các chuyên gia đều thống nhất rằng bạn không nên kiểm tra email như là việc làm đầu tiên trong ngày. Hãy đọc và trả lời những email cấp thiết nhất. “Không phải tất cả email đều quan trọng như nhau, hãy tạo kỹ năng lướt qua danh sách email và chỉ trả lời những thư khẩn cấp nhất để có thể kiểm soát thời gian cho các hoạt động khác”, Attridge nói. Sẽ còn khoảng thời gian khác xuất hiện trong ngày để trả lời các email ít quan trọng hơn.

9.      Thực hiện những cuộc gọi và gửi những email quan trọng

Nếu như cần liên hệ với ai đó trong ngày, hãy gọi hoặc gửi email vào đầu buổi sáng. Nếu đợi đến trưa, xác suất lớn là bạn sẽ không nhận được phản hồi trước khi rời văn phòng. “Không có gì khó chịu hơn là cố gắng để hoàn thành việc gì đó mà không nhận được trả lời của người liên quan”, Taylor nói. “Nếu bạn đưa ra những câu hỏi hoặc gửi email trước giờ cao điểm, bạn sẽ có những gì mình cần trong ngày”.

10.  Tận dụng sự tỉnh táo của đầu óc

“Nhiều người cảm thấy bộ não của họ hoạt động tốt nhất vào buổi sáng, và buổi sáng cũng là thời gian sáng tạo và hiệu quả nhất của họ”, Kerr chia sẻ, “Hãy sử dụng tốt nhất bộ não mình và sắp xếp những hoạt động cần nhiều chất xám nhất vào buổi sáng”.


Chúc các bạn ngày mới năng động!



Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.