Những người hài hước luôn là tâm điểm trong những cuộc trò chuyện
bởi khả năng thu hút và pha trò đầy nghệ thuật và thông minh của mình. Họ luôn
nổi trội hơn và khi họ cất tiếng nói thì được lắng nghe hơn.
Tuy nhiên, với những người mà không có khiếu hài hước bẩm sinh,
thì vẫn có thể cố gắng rèn luyện cho cách nói chuyện hài hước hơn. Và rồi sự
hài hước trở thành phản xạ và bạn sẽ trở thành người hài hước
Dưới
đây là cách nói chuyện hài hước, cách kể chuyện thông minh hóm hỉnh được Nghệ
Thuật Sống sưu tầm và đúc kết. Hãy cố gắng đọc kỹ và thực hành theo để trở
nên hài hước, hóm hỉnh hơn trước đám đông nhé.
1. Tự tin vào bản thân để nói chuyện
Nếu bạn quá rụt rè thì bạn không bao giờ có thể gây cười. Những
người rụt rè thường chỉ bị cười vào sự ngây ngô, ngớ ngẩn của họ mà thôi. Bạn
hãy là người gây cười bằng trí tuệ, hài hước với sự thông minh, tạo tiếng cười
bằng sự nhạy bén và hóm hỉnh của bạn.
Tự tin trong giao tiếp là điều rất rất quan trọng nó còn ảnh hưởng
rất nhiều trong cuộc sống, trong tương lai, sự nghiệp,… của bạn. Đừng quá nhút
nhát hãy giao tiếp nhiều, trò chuyện nhiều bạn sẽ tự tin hơn để gây cười đấy. Hãy
là một người tự tin trong giao tiếp dám nói chuyện, dám giao tiếp một cách thoải
mái nhất.
2. Nhận biết được cái gì là hài hước
Muốn nhận biết được cái gì sẽ gây được tiếng cười thì bạn phải
hiểu rõ vấn đề, câu chuyện hay phát ngôn bạn sẽ nói. Đặt bản thân mình vào người
nghe xem liệu là họ mình có cười không? Thấu hiểu tâm lý đối phương để trở nên
hài hước nếu không lại thành “thánh thiếu muối”.
Các nghiên cứu của Helpguide đã chỉ ra rằng có
3 thứ khiến chúng ta cười chủ yếu. Nắm được 3 yếu tố này bạn sẽ có thể biết điều
này có hài hước không:
§ Cảm giác vượt trội hơn đối
phương khi họ “ngớ ngẩn” hơn chúng ta.
§ Bất ngờ trước sự khác biệt
mà chúng ta mong đợi so với kết quả thực xả ra.
§ Khi chúng ta bỏ bớt được
gánh nặng, nỗi buồn, lo âu.
3. Sự bất ngờ là cốt lõi của hài hước
Không phải cứ bất ngờ là gây cười được, nhưng những điều hài hước
luôn luôn có sự bất ngờ.
Sự bất ngờ là yếu tố then chốt quyết định tiếng cười của mọi người
dành cho âu chuyện, câu nói nào đó. Nếu nói hay kể những điều mà ai cũng có thể
đoán được thì chắc chắn 100% sẽ chẳng ai cười.
4. Chân thật, gần gũi và hơi trẻ trâu
Chân thật cũng là một cách nói chuyện hài hước. Chắc chắn bạn
không thể diễn hài như nghệ sĩ, như diễn viên trong phim. Cho dù có thì cũng rất
“lố”. Hãy chân thật gần gũi và là chính mình.
Nếu bạn quá “giả tạo“, luôn luôn tỏ ra lạnh lùng, quý phái, sang
chảnh thì cho dù bạn có nói gì cũng chả ai cười đâu.
5. Nhận biết được đối tượng là ai
§ Bạn muốn gấy cười cho bọn
con nít?
§ Muốn nói chuyện hài hước
với bạn bè cùng trang lứa?
§ Nói chuyện hài hước với
bạn gái/bạn trai? hay crush?
§ Hay bạn muốn pha trò
trong gia đình để tạo niềm vui?
Họ là những đối tượng hoàn toàn khác nhau về nhận thức, tính
cách hay cái “gu cười” của họ khác nhau hoàn toàn. Bạn phải phân biệt rõ để có
thể nói chuyện và gây hài phù hợp.
Hoặc nhóm đối tượng này, nhóm bạn này chủ đề họ quan tâm là gì?
Ví dụ:
§ Một nhóm hay bàn về game
thì hãy kể những tình huống hài hước trong game.
§ Một nhóm thích bàn về
chuyện xã hội hãy nói về những chuyện hài xã hội.
6. Nhận biết thời điểm, cơ hội để gây cười
Một người có khiếu hài hước quả thật họ có thể gây cười trong mọi
tình huống. Dù chỉ là một tình huống rất rất bình thường nhưng qua miệng họ là
mọi người phải ôm bụng cười.
Những điều tưởng chừng chẳng có gì nhưng nếu có sự tinh tế,
thông minh vẫn có thể pha trò và gây cười. Tôi không thể lấy ví dụ cụ thể vì
trong tình huống thực tế sẽ rất khác so với đọc bài việt như thế này. Nếu tôi lấy
ví dụ thì đọc thấy thật “nhạt nhẽo, xàm xí”.
7. Dùng từ ngữ, câu chữ để nói chuyện hài hước
Bạn có thể để ý rằng rất nhiều câu chuyện nhàm chán trở nên hấp
dẫn chỉ nhờ việc thay đổi từ ngữ bình thường bằng những từ thú vị, ngộ nghĩnh hơn.
Hay đơn giản là có nhiều người học cách nói chuyện hài hước bằng cách sử dụng
các từ ngữ có tính tạo hình, từ láy…để câu chuyện trở nên sinh động hơn.
Bên cạnh đó hãy nhạy bén sử dụng phép so sánh, nhân hóa, ẩn
dụ để gây cười. Một lần nữa tôi cũng không thể lấy ví dụ được,
thực tế sẽ khác so với câu chữ lý thuyết trên này. Nhưng chắc chắn các bạn biết
những ngữ pháp đó là gì mà.
Hãy sử dụng những từ ngữ câu từ không cần quá cao siêu hay sâu
xa. Dùng những từ ngữ thân thuộc, gần gũi và phổ biến. Nhưng cũng có thể dùng
những từ lạ tai đôi chút cũng có khả năng gây ra sự bất ngờ.
8. Đảm bảo mọi người đều hiểu được bạn
Nói mà không hiểu thì làm sao mà cười được. Nếu bạn nói gì đó mỗi
mình bạn hiểu thì xác định đi, mọi người sẽ nhìn bạn với ánh mắt”nó đang nói
cái bíp gì vậy”, “nó nói gì thế nhạt vậy”.
Hãy chắc chắn là nói những điều mà ai cũng hiểu, những đối tượng
bạn muốn gây cười đều hiểu được. Bạn không thể nói những chuyện mà chỉ có một
phần trong nhóm người hiểu được. Ví dụ như bạn nói những câu hài mà chỉ những
người chơi game hiểu ngay trước cả lớp thì điều đó cũng rất “kì”.
9. Trở nên hài hước với ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể để trở nên hai hước là một tác nhân giúp câu
chuyện, lời nói của bạn thú vị và hấp dẫn hơn rất nhiều. Thay vì đứng nói như một
bức tượng hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ tay, diễn tả bằng nét mặt,…
Khi bạn thấy một đứa bạn chỉ nói và nói và một đứa hùng hồn kể chuyện
và diễn tả chân thật câu chuyện của ai sẽ hấp dẫn hơn? Chắc chắn là đứa dùng
ngôn ngữ cơ thể nhiều hơn rồi.
10. Giọng điệu và phát âm
Một giọng điệu có nét riêng của người hài hước luôn luôn khiên mọi
người chú ý mỗi khi nói chuyện.
Hãy cố gắng nói chuyện với tông giọng lên xuống, thay đổi sẽ hấp
dẫn và nhận được sự quan tâm lắng nghe của đối phương nhiều hơn.
Bên cạnh đó việc phát âm nói chuyện cũng nên dễ nghe một chút để
mọi người có thể hiểu ngay lập tức. Điều này sẽ không làm chậm đi dòng suy nghĩ
và ảnh hưởng tới yếu tố bất ngờ.
Đừng nhầm lẫn giữa giọng hài hước và giọng khó nghe. Có nhiều đứa
giọng nó nghe rất buồn cười chả giống ai nhưng nó cứ nói là buồn cười. Hãy để ý
kỹ rằng giọng nó nghe buồn cười chứ không khó nghe và không mất công dịch trong
đầu.
11. Nắm bắt những điều mới mẻ (bắt trend)
Trên mạng đang xôn xao gì đó hãy sử dụng nó như một cách để gây
cười. Tuy nhiên không phải chuyện gì cũng gây cười được nhé hãy chọn những chuyện
phù hợp thôi. Và tuyệt đối đừng động vào chuyện chính trị! bạn biết tại sao rồi
đấy. Bạn không thể trở nên hài hước khi đùa với chính trị đâu. Còn có thể bị phạt
đấy!
Đây là một cách hiệu quả để gây cười đấy nhé!
Ví dụ: Khi bạn của bạn hát dở quá bạn có thể bình luận:”mày hát
như Lệ Rơi :))”
Để nắm bắt được những xu hướng, những điều mới mẻ, những trend,
những cơn sốt thì bạn phải ham học hỏi tìm tòi nhiều. Bạn có thể đọc báo, lướt
web, hay lướt Facebook,…
12. Xem và học hỏi danh hài, chương trình hài
Chắc chắn chẳng ai xa lạ với những cái tên như Trường Giang hay
Trấn Thành,… Họ là những danh hài đình đám trong thế hệ hiện tại và là những người
có tầm ảnh hưởng lớn trong showbiz.
Hãy xem những trương chình của họ để thấy sự thông minh, nhạy
bén trong từng câu chữ. Thấy được sự hoạt ngôn và cách xử lý tình huống cực kỳ
chuyên nghiệp và đầy nghệ thuật của họ.
Bên cạnh đó hiện tại còn rất nhiều những gương mặt trẻ trong
làng hài nổi lên nhưng mình không thể liệt kê hết ra ở đây được.
13. Có những câu nói đùa mang thương hiệu cá nhân
Hãy tạo cho mình những câu nói, những cách đùa mang “thương hiệu
cá nhân” mà chỉ mình bạn có. Để khi mà bạn sử dụng nó đúng lúc đúng chỗ thì chắc
chắn nó sẽ rất hài hước.
Ví dụ như câu nói đùa của Trấn Thành “vi diệu”, ” anh thấy
em có triệu chứng rồi đó”. Hãy tìm cho mình những cách đùa độc lạ để trở nên
hài hước hơn.
14. Xàm quá cũng có thể thành hài hước
Hãy quan sát những tình tiết gây cười xung quanh bạn. Bạn có để
ý rằng nhiều khi do nó xàm quá nên buồn cười. Hãy học hỏi và xem họ làm như thế
nào, họ biến những chuyện xàm thành hài như thế nào để học hỏi.
Nhưng lưu ý là cách gây hài này chỉ dành cho những người thực sự
có khiếu hài hước. Hay những ai đã nắm cách dùng mới áp dụng được thôi nhé. Nếu
không xàm quá lại càng xàm thiếu muối đấy.
Những lưu ý để không bị cho là nhạt còn vô
duyên
§ Hãy chú trọng người nghe
và xem phản ứng của họ.
§ Văng tục, chửi bậy cũng
có hài hước nhưng hãy hạn chế và gây hài một cách lịch sự. Nhắm thật kỹ đối tượng
có thể văng tục nhé!
§ Giễu cợt những chuyện
không nên: Hãy nhân biết rõ chuyện nào có thể đùa.
§ Nhận biết rõ thờ điểm
nào nên và không nên gây cười.
§ Biết rõ điểm dừng trong
câu chuyện đừng được đà thấy người ta cười lại tiếp tục thành “lố”.
“Sự hài hước càng ngắn gọn bao nhiêu thì càng tốt bấy
nhiêu” - Shakepear thiên tài hài kịch
§ Bình luận về người khác:
Ví dụ như bình luận về ngoại hình của họ “bạn mập như cái lu”, “bạn đen như
Châu Phi” tuyệt đối không lấy ra để gây cười. Nếu không muốn bị ghét vì “vô
duyên mà tỏ ra hài hước“.
§ Đừng kể chuyện hài: Tại
sao? Bạn đem những mẩu chuyện hài của bạn đọc được hay sưu tầm được đi kể xem
xem ai cười không. Tình huống thực tế khác rất nhiều nhé!
§ Nói về một chủ đề nào đó
quá nhiều sẽ gây nhàm chán. Hãy học cách chuyển sang các chủ đề mới, hot để giữ
cho sự hài hước của bạn được mới mẻ!
§ Có một người nói với bạn
một điều gì đó và bạn nghĩ ra được một câu đáp trả dí dỏm thông minh sau nửa tiếng.
Tốt hơn hết bạn nên giữ nó lại đi.
§ Hài hước không nhất thiết
là câu chữ lời nói, có thể là cử chỉ hành động.
§ Chú ý thân phận: Hiểu rõ
bạn đùa với ai và có nên không.
Kết luận
Trên đây là bài viết về cách nói chuyện hài hước để trở nên hài
hước hơn trong mắt bạn bè, trước đám đông. Khi áp dụng những cách trên bạn có
thể lấy lòng một cô bạn gái, một chàng trai, crush,… Chúc các bạn thành công và
trở nên hài hước hóm hỉnh và vui vẻ hơn!