Cùng nhau mở rộng chân trời kiến thức Chia sẻ để thấu hiểu!

tháng 12 2018

Thời gian rảnh sau công việc sinh ra người tài, đồng thời cũng sinh ra kẻ lười biếng. Điều này không chỉ tạo ra sự khác biệt giữa hiệu suất làm việc, mà còn tạo ra sự chênh lệch về mức độ thành công trong cuộc sống…
Thời gian rảnh sau công việc sinh ra người tài, đồng thời cũng sinh ra kẻ lười biếng.
Hai vị hòa thượng gánh nước
Có hai hòa thượng nọ sống trong hai ngôi chùa trên hai ngọn núi sát cạnh nhau, một người tên “Nhất Hưu” một người tên “Nhị Hưu”. Trên cả hai ngọn núi này đều không có nước, do vậy mỗi ngày hai hòa thượng này đều phải đi xuống khe suối nhỏ gánh nước về mới có nước để dùng.
Bởi thời gian đi gánh nước thường trùng nhau lại thường xuyên gặp mặt nên lâu dần hai hòa thượng trở thành bạn bè. Cứ như vậy thời gian đi gánh nước dần trôi thấm thoắt đã năm năm. Một ngày nọ Nhị Hưu lại đi ra suối gánh nước như mọi khi bỗng phát hiện Nhất Hưu không xuất hiện. Trong lòng Nhị Hưu thầm nghĩ chắc hòa thượng Nhất Hưu ngủ quên mất rồi.
Cứ thế trôi qua đến ngày thứ hai, thứ ba đều không thấy Nhị Hưu đi gánh nước. Tới cả một tuần rồi qua 1 tháng đều không thấy Nhất Hưu xuất hiện. Nhị Hưu rất lo lắng liền nghĩ: “Chắc bạn mình mắc bệnh rồi, mình phải đi hỏi thăm anh ấy một chút, xem có thể giúp gì được không”.
Khi Nhị Hưu lên núi tìm tới ngôi chùa của Nhất Hưu, thì phát hiện Nhất Hưu đang tập Thái cực quyền trước cổng chùa, nhìn không giống như ốm đau bệnh tật gì cả.
Anh ngạc nhiên hỏi Nhất Hưu hòa thượng: “Nhất Hưu đã một tháng rồi không thấy anh xuống núi lấy nước, sao anh không đi gánh nước mà vẫn có nước dùng?”
Nhất Hưu cười và đưa Nhị Hưu hòa thượng ra hoa viên sau chùa, chỉ vào giếng nước và nói: “Năm năm qua mỗi ngày gánh nước xong, tụng kinh xong, tôi đều dùng thời gian rảnh còn lại để đào cái giếng nước này.
Mặc dù có những lúc rất bận rộn không đào được nhiều, nhưng tôi luôn tự nhủ đào được bao nhiêu thì cứ cố gắng làm. Bây giờ giếng đã đào xong, mạch nước cũng đã được khai thông nên giếng đầy nước rồi, từ nay về sau tôi không phải đi xuống núi gánh nước nữa! Do vậy tôi có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian làm những việc mình thích, ví dụ như tập Thái cực quyền đây này!”.
Từ đó, Nhất Hưu không phải cực nhọc vất vả dành thời gian đi gánh nước, còn Nhị Hưu thì vẫn vậy hằng ngày đều phải xuống núi, không được nghỉ ngơi. Đây chính là nguồn gốc câu nói “nhất bất làm nhị bất hưu”, tức là, làm việc gì cũng làm cho đến nơi đến chốn đến cuối cùng.

Muốn vượt trội, cần tận dụng “thời gian tam dư”
Cuối thời Đông Hán, có một người tên là Đổng Ngộ, là một phần tử tri thức vô cùng nổi danh vào thời đại đó, cùng với sáu nhân vật khác được xưng là Nho Học Tông Sư. Đổng Ngộ có được kiến thức rộng lớn như vậy cũng nhờ vào ông biết cách tận dụng thời gian rảnh.
Có người hỏi Đổng Ngộ: “Ngài đọc sách như thế nào?”.
Đổng Ngộ trả lời rằng: “Nếu như đọc một quyển sách không hiểu, thì đọc lại lần nữa”.
Người này hỏi tiếp: “Làm gì có thời gian để đọc lại một quyển sách lần nữa?”.
Đổng Ngộ đáp: “Vậy thì lợi dụng ‘thời gian tam dư’”.
Người này vô cùng hiếu kỳ: “Cái gì gọi là ‘thời gian tam dư’?”.
Đổng Ngộ đáp: “Đông giả tuế chi dư, dạ giả nhật chi dư, âm vũ giả thì chi dư dã”.
Có nghĩa là, mùa đông được xem như một khoảng thời gian rảnh rỗi trong năm, buổi tối là thời gian rảnh rỗi trong ngày, ngày mưa là thời gian rảnh rỗi trong cả bốn mùa. Vào những khoảng thời gian rảnh rỗi này chúng ta có thể làm gì? Đổng Ngộ đề nghị chúng ta nên tận dụng khoảng thời gian này để đọc sách.
Đổng Ngộ có được kiến thức rộng lớn như vậy cũng nhờ vào ông biết cách tận dụng thời gian rảnh.
Trong những năm Hưng Bình thời Đông Hán, Quan Trung đại loạn, Đổng Ngộ cùng ca ca làm việc dưới trướng của một vị tướng quân ở Quan Trung. Khi làm việc hay lao động Đổng Ngộ luôn mang theo Kinh Thư bên người, cứ có thời gian rảnh là lại lấy ra xem. Mặc dù thường bị ca ca chê cười, nhưng ông chưa từng từ bỏ thói quen ấy, cuối cùng trở thành một trong bảy vị có học vấn cao nhất dưới trướng Tào Ngụy.

Người thông minh thường tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi học hỏi nhiều lĩnh vực
Người thông minh thường dùng thời gian rảnh rỗi của mình để tự giúp mình có thêm thu nhập. Không chỉ tăng thêm thu nhập, mà còn giúp người đó phát triển năng lực của mình ở một phương diện khác. Tạo nên nhiều giá trị và nhận được nhiều thành công hơn trong cuộc sống của chính mình.
Mỗi một thương trường kinh doanh đều tôi luyện tạo ra một loạt những người giàu có tài hoa. Sự tôi luyện đó của họ vào thời gian nào có lẽ mọi người đều không hay biết, họ đang âm thầm làm điều gì mọi người cũng không ai hay; khi người khác chưa hiểu được thời cuộc chưa hiểu được bản chất của sự việc, thì họ đã tự biết bản thân mình đang làm gì. Vì vậy khi người khác hiểu rõ được thì họ đã thành công rồi, khi người khác hiểu được thì họ đã trở thành những người giàu có rồi!
Làm người đào giếng hay làm người gánh nước tất cả đều tự do bản thân mỗi người quyết định. Gánh nước ở nơi khác về là việc có thể bảo đảm nhu cầu sinh hoạt trước mắt của bạn trước khi bản thân bạn chưa có một cái giếng. Nhưng nếu nhìn về lâu về dài, những người có trí tuệ thông minh sẽ muốn tự mình đào một cái giếng của mình. Đó mới là sự sở hữu nguồn tài nguyên của bản thân, đó mới chính là nguồn gốc của sự sinh sôi và phát triển.
Đương nhiên người đồng thời vừa gánh nước vừa đào giếng sẽ vất vả cực nhọc hơn người chỉ đi gánh nước, sẽ phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn. Tuy nhiên, khi bạn đào thành công một cái giếng, nó sẽ mang lại cho bạn và gia đình bạn một sự báo đáp hậu hĩnh lâu dài!

Việc tạo dựng hình ảnh tốt và giới thiệu nó với mọi người là ưu tiên hàng đầu để chúng ta có thể đạt được thành công và hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống.

 Trong khi việc giao tiếp và các mối quan hệ với người khác là rất cần thiết để có một cuộc sống trọn vẹn, ưu tiên hàng đầu của chúng ta là phải có được mối quan hệ tốt với chính mình. Nếu thiếu khả năng tự đánh giá, chúng ta không có cơ hội thể hiện hình ảnh của mình để người khác có thể tìm hiểu và tin tưởng chúng ta. 
Cần thương yêu chính mình
"Hãy thương yêu người hàng xóm như thương yêu chính mình." Lời giáo huấn này hoặc những lời tương tự như vậy đã được nói trong kinh Cựu Ước và Tân Ước, cũng như trong những tác phẩm và học thuyết của hầu hết tôn giáo và triết lý qua nhiều thời đại.
Tuy nhiên, hầu hết bài thuyết giáo và thảo luận về giáo lý này thường tập trung vào sáu từ đầu tiên. Chúng chú trọng vào cách đối xử với người khác và giả sử rằng chúng ta đã thương yêu chính mình rồi.
Thật không may, không phải lúc nào cũng như vậy. Có nhiều người không thương yêu chính họ. Họ không hài lòng với ngoại hình, tính cách, khả năng của họ và còn không thỏa mãn với rất nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống của mình.
Để có cuộc sống thỏa mãn và xứng đáng, trước tiên chúng ta cần học cách thật sự thương yêu chính mình.
Đây là bước đầu tiên trong những bậc thang dẫn tới cuộc sống nâng cao. Xin lưu ý rằng thương yêu chính mình không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn chỉ coi trọng bản thân. Thương yêu chính mình là nền tảng nhằm xây dựng phương pháp hiểu và thông cảm với những người có quan hệ với chúng ta trong cuộc sống. Điều đó dẫn tới sự tự tin, lòng tự trọng, được người khác đánh giá tích cực. Thương yêu chính mình giúp chúng ta thương yêu người khác.
Tạo dựng sự tự tin
Thương yêu chính mình giúp phát triển và duy trì sự tự tin. Một số yếu tố của sự tự tin bao gồm:
Tự chấp nhận
Việc tự chấp nhận đến từ khả năng chấp nhận chính mình khi chú tâm vào những mặt tích cực – sức mạnh, ưu điểm và tính cách – nhằm thể hiện chúng ta là ai. Khi tập trung những mặt này, chúng đều có tác động một cách tích cực tới cả sự tự tin và lòng tự trọng. Lý do là người ta thường chú tâm vào khuyết điểm thay vì ưu điểm của mình. Và làm như vậy thì có hại hơn là có lợi. Chúng ta cần giúp đỡ chính mình và người khác để có thể tập trung vào những mặt tích cực.
Hãy hình thành và khắc sâu trong tâm trí một bức tranh tinh thần về sự thành công của chính bạn. Hãy lưu giữ bức tranh này thật chắc và đừng cho phép nó phai mờ. Tâm trí bạn sẽ tìm cách hiện thực hóa bức tranh này... Đừng cản trở sự tưởng tượng của bạn.
  
Tự trọng
Chìa khóa để phát triển lòng tự trọng là chú tâm vào những thành công, thành tích trong quá khứ và tôn trọng chính mình về những thành quả tốt đẹp đã làm. Điều này hay hơn nhiều so với việc cứ xoáy vào những thất bại. Và khi đó người khác cũng dễ dàng hơn để hướng sự chú ý về phía chúng ta. Khi dành thời gian nghiền ngẫm về những thành công của mình, chúng ta càng có tự tin và dễ đạt thành tựu trong tương lai.
Một phương pháp hữu ích là tạo nên hồ sơ thành tích. Đây là danh sách những việc thành công và các thành tựu của chúng ta. Vào lúc đầu, có thể khó xây dựng nên danh sách này, nhưng nếu kiên trì, chúng ta bổ sung dần dần thành tích của mình vào đó. Bắt đầu bằng một bìa hồ sơ, cho vào đó những giấy chứng nhận, bằng khen, thư cảm ơn… về thành tích của mình. Khi tình hình hiện tại khiến ta cảm thấy buồn hay lạc hướng, hãy đọc lại chúng và nhớ rằng chính mình trước đây đã từng thành công và vẫn có thể lặp lại điều đó.
Tự nhủ
Tất cả chúng ta đều có những lần "tự nhủ", tức là những khi nói về mình với chính mình. Khi có hồ sơ thành tích, chúng ta có thể "tự nhủ" theo cách tích cực với đầy đủ chứng cớ và sự xem xét kỹ lưỡng. Chứng cớ càng mạnh mẽ và thuyết phục, thông điệp mang lại càng có tác động lớn và đáng tin cậy. Sự "tự nhủ" tích cực là một công cụ giúp chúng ta có thể điều khiển suy nghĩ của mình.
Chấp nhận rủi ro
Cũng có thể xây dựng sự tự tin bằng cách sẵn lòng chấp nhận rủi ro. Chúng ta có thể tiếp cận những trải nghiệm mới như là cơ hội để học hỏi, chứ không phải là dịp để thành công hay thất bại. Khi đó, những cơ hội mới sẽ mở ra và có thể giúp gia tăng cảm giác tự trọng. Ngược lại, nếu không dám chấp nhận  rủi ro vì cho rằng đó là khả năng dẫn tới thất bại, chúng ta sẽ mất một số cơ hội phát triển.
Một số người không bao giờ dám chấp nhận rủi ro và họ luôn chọn giải pháp an toàn. Vì vậy, họ luôn là người đạt kết quả trung bình và không nổi trội. Họ sẽ không đạt tới thành công thật sự. Khi không dám đón nhận những cơ hội không chắc ăn, họ tránh được "sự đau khổ do thất bại", nhưng lại không bao giờ có được trải nghiệm "sự hồi hộp của chiến thắng".
Và chấp nhận rủi ro không có nghĩa là người ta phải là kẻ liều mạng. Người có cân nhắc sẽ chấp nhận rủi ro hợp lý, nhưng về bản chất, rủi ro không chắc chắn dẫn tới thành công. Khi đón nhận cơ hội, thậm chí dù kết quả không như mong đợi, chúng ta đã thể hiện cho người khác và chính mình rằng chúng ta tự tin với khả năng của bản thân.
Xây dựng hình ảnh
Hình ảnh của chúng ta là cách chúng ta bày tỏ chính mình với thế giới bên ngoài. Một số người có hình ảnh rất mạnh mẽ, tích cực và truyền hình ảnh đó sang cho người khác. Đó có thể là những tính cách mà nhiếp ảnh gia không thể chụp được, họa sĩ không thể vẽ ra và điêu khắc gia không thể chạm trổ nên. Nó rất huyền ảo nên người ta chỉ có thể cảm nhận mà khó có thể mô tả chính xác và không có nhà viết tiểu sử nào có thể ghi lại một cách rõ ràng. Tuy nhiên, có nhiều thứ cần làm để xây dựng hình ảnh nhằm đạt tới thành công trong cuộc đời.
Trên thực tế, tính cách tốt đẹp thì quý hơn vẻ đẹp ngoại hình và mạnh mẽ hơn cái có được nhờ bắt chước. Người có sức hút mạnh mẽ tạo ấn tượng một cách tự nhiên đối với những ai có dịp tiếp xúc với họ. Trong khoảnh khắc tiếp xúc với người có
sức hấp dẫn, ta có cảm giác rộng mở ra. Đó là sự mở rộng tầm nhìn và cảm nhận một sức mạnh mới đang khuấy động bên trong. Không tốt hay sao nếu người ta phản ứng với chúng ta theo cách này?
Duy trì thái độ tích cực
Trong các khía cạnh liên quan tới hình ảnh của mình, thái độ là quan trọng nhất, nhưng thái độ đối với chính mình thì càng quan trọng hơn nữa. Người ta thường trích dẫn câu nói của Eleanor Roosevelt, cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ: "Không ai có thể làm bạn thấy thua kém nếu không có sự cho phép của chính bạn."
Hầu hết chúng ta – ngay cả với người dường như thành công nhất – đều mang theo một chiếc vali trong suy nghĩ chứa đầy những nội dung, thông điệp tiêu cực về chính mình. Nó có thể bắt nguồn từ song thân, thầy cô, sếp, cộng sự hoặc thậm chí bản thân tự tưởng tượng ra, nhưng chúng ta có khả năng thay đổi những điều này bằng cách chủ động chọn lựa thông điệp tốt đẹp.
Thái độ tích cực hướng về người khác sẽ giúp nâng cao hình ảnh của chúng ta. Thật vậy, nếu nhiệt thành tin rằng thế giới này hoàn toàn là bạn bè, chúng ta sẽ giữ vững niềm tin đó và nó sẽ gửi tín hiệu tới những người mà chúng ta gặp mặt rằng chúng ta là người có thể kết bạn được. Nếu không xem mỗi ngày là một điều may mắn để mà vui vẻ và tận hưởng, chúng ta sẽ có cuộc sống bất hạnh và hầu như vô ích.

Phá vỡ thói quen cũ và hình thành thói quen mới không thể chỉ trong "ngày một ngày hai" nhưng chắc chắn giá trị nó mang lại cho cuộc sống của bạn sẽ hoàn toàn xứng đáng. Các chuyên gia đã khẳng định rằng: Muốn xây dựng một thói quen mới, bạn cần ít nhất 66 ngày liên tục.

Cuộc sống về bản chất là kết quả trực tiếp của những thói quen mà bạn tạo ra. Những thói quen này tác động đến cuộc sống của bạn theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Do đó, khi bạn muốn cải thiện và làm cho cuộc sống của mình tốt hơn có nghĩa là bạn cần loại bỏ những thói quen xấu và tạo ra những thói quen mới.

Dù điều này vô cùng khó khăn và đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn, nhưng rất nhiều người đã làm được và có cuộc sống tuyệt vời hơn nhờ 5 chiêu thức sau đây.

1. Ước mơ lớn là điều đáng khen nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn có những mục tiêu nhỏ
Theo các chuyên gia, động lực và kỷ luật có thể đến từ tư duy trừu tượng. Những người ước mơ lớn thường dựa trên suy nghĩ trừu tượng này để ý thức hơn về mục tiêu của họ. Vì vậy, họ sẽ rất quyết tâm khi xây dựng thói quen mới bởi họ biết rằng ước mơ lớn của họ có thể mang đến những kết quả tốt đẹp trong tương lai.
Tuy nhiên, trên thực tế những động lực để thực hiện ước mơ lớn thường xuyên bị lu mờ bởi những thách thức và khó khăn của cuộc sống. Bạn sẽ cần một thời gian dài để ước mơ lớn tạo ra kết quả. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy chán nản vì không nhìn thấy kết quả cụ thể cho mục tiêu của mình. Do đó, hãy xây dựng thói quen mới với những mục tiêu nhỏ hơn. Chúng sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua sự chán nản và duy trì động lực để tiếp tục thực hiện.
2. Phát triển cái mới ngay trên cái cũ, đừng "đập đi xây lại" từ đầu
Sẽ tốt hơn nếu bạn tạo ra thói quen mới dựa trên thói quen hoặc kinh nghiệm cũ của chính mình. Thực hiện một thay đổi hoàn toàn thường rất khó khăn, nó sẽ khiến bạn dễ dàng từ bỏ. Thay vì đó, hãy tạo ra những thay đổi tích cực trên nền tảng những thói quen cũ của chính bạn.
Chẳng hạn như, để tạo được thói quen dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ vào mỗi cuối tuần có vẻ không mấy dễ dàng vì chúng ta rất dễ bị lười biếng. Nhưng tự gọn gàng và ngăn nắp hơn trong mỗi hành động thì bạn hoàn toàn có thể làm được. Điều này cực kỳ đơn giản và sẽ không mất quá nhiều thời gian nhưng nó sẽ khiến cuộc sống của bạn dần trở nên tốt đẹp hơn.

3. Làm cho cuộc sống "bớt khổ" bằng cách giảm bớt sự lựa chọn
Trong tủ quần áo của người sáng lập ra Facebook (Mark Zuckerberg) chỉ có duy nhất hai loại: áo sơ mi và quần jean. Là 1 người có hàng tỉ đô la, nhưng tại sao ông lại cắt giảm tối đa sự lựa chọn về quần áo của mình? Không lãng phí thời gian và năng lượng vào việc quyết định sẽ mặc gì chính là lý do và điều này đã trở thành thói quen của ông.
Hạn chế lựa chọn sẽ giúp bạn tự kiểm soát mình tốt hơn trong quá trình xây dựng thói quen mới. Hãy tạo cho mình một môi trường tẻ nhạt ít sự lựa chọn và lặp đi lặp lại. Cố gắng cắt giảm tối đa các lựa chọn, nếu không bạn sẽ bị "sa lầy" và khó có được thói quen mới mà bạn muốn.
4. Không làm bạn với "hình dung" bạn sẽ rất mung lung vì "tưởng tượng"
Hình dung ra những tác động tích cực của thói quen mới sẽ giúp bạn tự thúc đẩy chính bản thân mình trong việc xây dựng nó. Một số người mắc lỗi khi biến những điều họ mong muốn trở thành một sự tưởng tượng. Kết quả là họ không thể duy trì thói quen mới để thay đổi cuộc sống của chính mình.
Ví dụ, với 2 nhóm sinh viên cùng học tiếng Pháp. Một nhóm thì hình dung họ đang học và học ngôn ngữ bằng cách luyện tập trong lớp mỗi ngày. Còn nhóm kia họ luôn tưởng tượng họ đang ở Paris và nói chuyện với người bản xứ. Và nhóm đầu tiên chính là những người có động lực hơn và ít lo lắng hơn về quá trình tạo lập và duy trì thói quen sử dụng ngoại ngữ mới.

5. Đừng vội vàng "đầu hàng" và "từ bỏ"
Thật dễ dàng để từ bỏ một việc gì đó khi bạn không thấy bất kì kết quả tích cực nào. Bạn sẽ bắt đầu đặt ra câu hỏi: Liệu nó có thực sự đáng để nỗ lực hay không? Đó là khi bạn đặt ra mục tiêu nhưng lại không thể thực hiện được nó. Dù có như vậy, bạn cũng đừng vội vàng đầu hàng và từ bỏ.
Có một điều chúng ta cần hiểu đó là việc hình thành thói quen mới là một quá trình đầy thách thức và mong manh. Nếu có lúc nào đó, bạn muốn dừng lại vì cho rằng nó không làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn thì hãy bình tĩnh ngồi xuống và thử nhìn nhận một cách tích cực về những gì đang thực sự xảy ra. Chắc chắn khi đó, bạn sẽ tự biết mình có nên từ bỏ hay không.


Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.