NGÔI NHÀ
- Ngày thứ 1: Sắp xếp lại sách báo, tạp chí
- Ngày thứ 2: Sắp xếp lại sách
- Ngày thứ 3: Sắp xếp lại dụng cụ làm bếp
2. Luôn tâm niệm: Có một vị trí nhất định cho mọi thứ và mọi thứ ở đúng vị trí của chúng. Trong 100 ngày sắp tới hãy tuân theo 4 quy tắc sau để giữ cho ngôi nhà của bạn luôn được ngăn nắp:
- Nếu lấy ra thứ gì, trả về vị trí cũ
- Nếu mở thứ gì, đóng lại
- Nếu thả thứ gì xuống, nhặt lên
- Nếu cởi quần áo ra, treo chúng lên móc
3. Đi quanh nhà và tìm ra 100 món đồ bạn thường xuyên mặc kệ để cho chúng hư hỏng và sửa mỗi ngày một thứ. Ví dụ:
- Một bóng đèn cháy cần được thay
- Một chiếc cúc áo bị rơi mất trên chiếc áo sơ mi ưa thích
- Các hộp nhựa thức ăn thường rơi ra ngoài khi bạn mở tủ bếp
5. Liệt kê một danh sách 20 điều nhỏ mà bạn thích làm nhất và chắc chắn rằng bạn đang thực hiện ít nhất một điều mỗi ngày trong 100 ngày sắp tới. Danh sách của bạn có thể là:
- Ăn trưa ngoài trời
- Nói chuyện với bạn bè
- Đọc cuốn tiểu thuyết của tác giả yêu thích
6. Giữ một bản ghi chép về những "cuộc nói chuyện" với chính mình, cả tiêu cực lẫn tích cực trong vòng 10 ngày. Hãy cố gắng càng cụ thể càng tốt:
- Bao nhiêu lần trong ngày bạn cảm thấy đã chiến thắng chính mình?
- Bạn có cảm giác không xứng đáng hay không?
- Bạn có thường xuyên suy nghĩ về những chỉ trích của người khác?
- Có bao nhiêu suy nghĩ tích cực nảy sinh trong đầu bạn mỗi ngày?
Ngoài ra, hãy ghi lại những cảm xúc đi kèm với các suy nghĩ. Sau đó, trong 90 ngày tiếp theo hãy bắt đầu thay đổi cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực và thử thay đổi cách "nói chuyện" với bản thân dưới góc nhìn khác.
7. Hãy cười cho thật đã – ít nhất một lần mỗi ngày: đọc truyện cười, xem một bộ phim tâm lý hài, hoặc tán nhảm với lũ bạn thân.
PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
9. Giữ tư tưởng luôn học hỏi ít nhất một điều gì đó mới mẻ mỗi ngày: có thể là tên một loài hoa, một thủ đô hay một đất nước xa xôi nào đó… Và nếu đã đến giờ đi ngủ rồi mà bạn vẫn chưa học điều gì vào ngày hôm đó, hãy mang từ điển ra và học từ vựng mới.
10. Ngừng việc kêu ca than vãn. Những cuộc nói chuyện tiêu cực làm phát sinh những suy nghĩ tiêu cực; những suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn đến những kết quả tiêu cực. Trong 100 ngày sắp tới, bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình sắp sửa lên tiếng kêu ca phàn nàn, hãy lập tức ngăn bản thân lại.
11. Đặt chuông báo thức sớm hơn một phút mỗi ngày trong 100 ngày tới. Hãy chắc chắn là bạn sẽ bật dậy khỏi giường ngay khi chuông báo thức reo. Chỉ sau 100 ngày, bạn sẽ sớm nhận ra mỗi sáng bạn thức dậy sớm hơn 1 tiếng 40 phút so với hiện tại.
12. Viết bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu bạn vào mỗi buổi sáng. Đây là cách làm do Julia Cameron giới thiệu và được đặt tên là Morning Pages. Hãy nhớ là viết tay nhé. Việc làm này sẽ giúp cảm hứng luôn tuôn chảy trong bạn.
13. Luôn luôn tự nhắc nhở, động viên bản thân bằng những suy nghĩ, lời nói và hình ảnh phù hợp nhất với mẫu người mà bạn muốn trở thành, những gì bạn muốn có và những điều bạn muốn đạt được.
15. Áp dụng những mẹo tiết kiệm phù hợp và hiệu quả một cách triệt để cho 100 ngày tới. Sau đây là một vài mẹo khả thi:
- Mua hàng tạp hóa bằng tiền mặt và tính toán trên sổ chi tiêu thay vì dùng thẻ tín dụng.
- Kiểm kê các đồ dùng còn dư trong nhà để tránh mua lặp các mặt hàng khi đi mua sắm.
- Chia nhỏ ngân quỹ cho từng khoản mục.
- Dành 24h suy nghĩ để xác nhận lại xem liệu bạn có thực sự cần một thứ gì mới hay không.
- Tập hợp nhiều việc lặt vặt và giải quyết chúng trong cùng một chuyến đi để tiết kiệm xăng.
Hãy ghi chép lại và theo dõi xem bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền sau 100 ngày áp dụng những mẹo nhỏ này.
16. Khi chi trả bằng tiền mặt, giữ lại tiền thừa rồi cho vào một chiếc lọ. Hãy xem thử bạn có thể tích lũy được tất cả bao nhiêu tiền trong 100 ngày đó.
17. Đừng mua bất kỳ thứ gì mà bạn thấy không hoàn toàn cần thiết trong 100 ngày. Thay vào đó, sử dụng món tiền bạn đã tiết kiệm được nhờ không mua sắm vật dụng không thiết vào một trong những hoạt động sau:
- Giải quyết bớt các khoản nợ, nếu như vẫn còn nợ nần
- Tích lũy chúng thành quỹ khẩn cấp của bạn trong 6 tháng tới
- Bắt đầu lập một quỹ tiền riêng dành cho việc đầu tư
- Ý tưởng mới
- Những cuộc hẹn
- Danh sách những việc phải làm
19. Theo dõi cách bạn sử dụng quỹ thời gian của mình trong vòng 5 ngày. Rồi sử dụng thông tin bạn đã thu thập được để tạo một kế hoạch về "ngân sách" thời gian: tỷ lệ gian mà bạn muốn dành cho mỗi hoạt động mình thường xuyên tham gia. Ví dụ:
- Di chuyển, đi lại.
- Làm việc nhà.
- Giải trí.
- Các hoạt động tạo thu nhập.
Lưu ý: Đảm bảo bản thân bạn luôn theo sát kế hoạch phân bổ quỹ thời gian của bạn đã đề ra trong 95 ngày còn lại.
20. Xác định một hoạt động kém quan trọng mà bạn có thể ngừng thực hiện trong 100 ngày tới; thay vào đó hãy dành thời gian cho những việc cần ưu tiên hơn.
21. Tìm ra 5 điều thường làm bạn lãng phí thời gian của mình, sau đó tự đặt ra giới hạn thời gian bạn dành cho những hoạt động như vậy mỗi ngày, trong 100 ngày tới. Ví dụ:
- Xem TV không quá nửa tiếng một ngày.
- Dành không quá nửa tiếng mỗi ngày sử dụng Facebook, Instagram hay Twitter...
- Chơi game không quá 20 phút mỗi ngày.
22. Ngừng làm nhiều việc cùng một lúc; thay vào đó chỉ tập trung làm duy nhất một việc vào một thời điểm, không để bản thân bị phân tán sang việc khác.
23. Lên kế hoạch cho mọi hoạt động của ngày hôm sau vào tối hôm trước.
24. Ưu tiên làm những việc quan trọng nhất trong danh sách to-do trước khi làm bất cứ việc gì khác.
25. Bất kỳ khi nào bạn chuyển sang một hoạt động mới trong ngày, hãy dừng lại 1 phút và tự hỏi: "Liệu đây có phải phương án tốt nhất, xứng đáng để mình dành thời gian thực hiện hay không?".
27. Ăn ba phần rau củ mỗi ngày.
28. Ăn ba phần trái cây mỗi ngày.
29. Kiên quyết nói không với bánh kem, pizza, khoai tây chiên, nước ngọt có ga, trà sữa, và những loại thức ăn không lành mạnh khác.
30. Ăn bằng một cái bát bé hơn, điều đó giúp bạn kiểm soát tốt hơn khẩu phần ăn của mình.
31. Uống nước ép 100% từ trái cây tự nhiên thay vì các loại chứa thêm đường và chất bảo bảo quản.
32. Viết ra một danh sách 10 loại bữa sáng vừa tốt cho sức khỏe vừa dễ dàng chuẩn bị.
33. Viết ra một danh sách 20 cách chế biến bữa ăn tốt cho sức khỏe và chuẩn bị nhanh gọn để áp dụng cho các bữa trưa và bữa tối.
34. Viết ra một danh sách 10 loại thức ăn nhẹ lành mạnh và dễ áp dụng.
35. Sử dụng danh sách các bữa sáng, trưa, tối lành mạnh để lên kế hoạch cho các bữa ăn trong nhiều tuần sau này. Hãy thực hiện kế hoạch trong 14 tuần tiếp theo.
36. Giữ một bản nhật ký ăn uống. Việc này giúp bạn có thể xác định được khi nào thì bạn đi lệch hướng ra khỏi menu đã lên kế hoạch của mình và cụ thể thì bạn đã nạp nhiều calo vào cơ thể mình như thế nào.
37. Dành ít nhất 20 phút mỗi ngày cho việc luyện tập thể dục thể thao.
38. Cài ứng dụng đếm bước chân cho điện thoại thông minh và đi bộ 10000 bước mỗi ngày.
39. Thiết lập một biểu đồ cân nặng và treo nó trong phòng tắm. Vào mỗi tuần trong 14 tuần tới, hãy theo dõi những tiêu chí sau đây:
- Cân nặng của bạn.
- Tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể.
- Vòng eo của bạn.
40. Đặt giờ hẹn cho đồng hồ mỗi tiếng reo một lần hoặc thiết lập lời nhắc nhở trên máy tính của bạn để đảm bảo bạn uống nước liên tục và đều đặn xuyên suốt cả ngày.
41. Tập thói quen ngồi thiền định, điều hòa nhịp thở để làm dịu tâm trí của bạn.
43. Xác định ba việc mà bạn sẽ thực hiện mỗi ngày trong 100 ngày tới để củng cố cho mối quan hệ của mình. Ví dụ:
- Nói "Anh yêu em/Em yêu anh" và "Chúc một ngày vui vẻ" với nửa kia của bạn mỗi ngày
- Ôm chặt nửa kia ngay khi hai bạn gặp nhau.
- Nắm tay khi đi bộ và trò chuyện cùng nhau mỗi ngày.
44. Kết nối với những người bạn mới mỗi ngày trong 100 ngày tới, dù là chào hỏi người hàng xóm hay để lại comment trên một blog mà bạn thường đọc nhưng chưa từng để lại bình luận nào.
45. Luôn sẵn sàng kết nối với những người bạn ngưỡng mộ, tôn trọng và mong muốn được trở thành.
46. Bất kỳ khi nào có ai đó nói ra những lời khiến bạn buồn, hãy dành ít nhất 30 giây để suy nghĩ kỹ trước khi đáp lại, đừng để sự nóng nảy làm bạn mất đi bình tĩnh của bản thân mình.
47. Đừng bao giờ đánh giá người khác khi bạn chưa được nghe hết trọn vẹn câu chuyện từ cả hai phía.
48. Làm điều gì đó tốt đẹp cho những người xung quanh, cho dù chúng chỉ là những điều nhỏ bé.
49. Luôn sẵn sàng trao tặng những lời khen và sự công nhận cho bất cứ ai xứng đáng nhận được điều đó.
50. Học cách tích cực lắng nghe. Luôn tập trung vào những điều họ đang nói thay vì suy nghĩ những gì bạn định nói.
51. Học cách cảm thông cho người khác. Nếu bạn không đồng tình với ai đó, hãy một lần thử nhìn thế giới từ quan điểm của họ; đặt bản thân vào vị trí của họ.
52. Tập trung sống cuộc đời của mình và đừng bao giờ so sánh bản thân mình với cuộc đời của bất-kỳ-ai-khác.
53. Tìm cách giải thích hợp lý tốt nhất có thể cho các hành động của những người khác.
12. Hãy sắc, nhưng đừng quá bén. Hãy sâu, nhưng đừng quá cay
1. Suy nghĩ quyết định hướng đi, quan niệm quyết định phương hướng, tính cách quyết định vận mệnh, lối sống quyết định sức khỏe của mỗi con người!
Bạn làm sai. Sếp mắng bạn một câu. Bạn giận dỗi về bàn viết đơn xin nghỉ.
Ngay khi email được gửi đi. Bạn nhận được câu trả lời ngắn gọn của sếp:
- Uh
Bạn nhếch mép, nghĩ, rồi để xem ông ta tìm được ai thay thế mình
Bạn nghĩ, ông ta là một người không biết giữ chân nhân tài
Bạn nghĩ, khả năng của bạn có thể làm ở bất cứ đâu
Bạn mở Facebook và viết vài dòng thấm đẫm triết lý như Leader is..., Boss is...
Có lẽ rất nhiều người đi làm đều từng ít nhất một lần nghĩ về sếp như vậy.
2. Ai cũng có thể bị thay thế, ngay cả sếp. Vì thế đừng ảo tưởng bạn là người quan trọng vời vợi trong công ty.
2. Im lặng cho yên thân, hàng ngày làm hết trách nhiệm rồi về. Không bao giờ ý kiến gì nữa.
3. Thay kệ, mình vẫn cố gắng làm việc hết sức để cho ông ấy nhận ra mình đúng.
4. Tiếp tục phản ứng và thái độ với lão sếp dù biết rằng mình có thể bị đuổi việc.
Bạn tự hỏi tại sao một người nào đó giỏi giang, thông minh đến vậy? Đơn giản vì họ đã áp dụng 4 quy luật thú vị dưới đây vào cuộc sống của chính mình.
Hiệu ứng lồng chim
Nhà tâm lý học người Mỹ William James và nhà vật lý Carlson là một đôi bạn thân. Một ngày, James nói sẽ có "mẹo" buộc Carlson phải nuôi một con chim. Carlson nghe nhưng không tin. Đến sinh nhật của người bạn thân, James tặng Carlson một chiếc lồng chim rất đẹp. Nhà vật lý treo nó trong phòng khách.
Vài ngày sau, Carlson phát hiện ra rằng bất cứ ai đến chơi, khi nhìn thấy lồng chim đều sẽ hỏi con chim ở trong lồng đâu. Carlson ban đầu nhẫn nại nói về xuất xứ chiếc lồng, nhưng sau đó bắt đầu cảm thấy vô cùng phiền phức khi ngày nào cũng phải giải thích. Cuối cùng, anh quyết định đi mua một con chim thả vào lồng. Đó chính là "hiệu ứng lồng chim".
Hiệu ứng lồng chim có nghĩa là: Nếu một người vô tình có thứ mà họ không cần, để tránh lãng phí hoặc vì một lý do nào đó khác, họ sẽ tiếp tục bổ sung thêm những thứ họ không cần một cách có ý thức hoặc vô thức.
Đặc điểm của hiệu ứng lồng chim là những tín hiệu tâm lý nó tạo ra có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta. Thế nên, những người thông minh thường tận dụng điều này để giúp bản thân hình thành những thói quen tốt. Ví dụ như đọc một cuốn sách chẳng hạn. Một cuốn sách mở khiến bạn háo hức đọc hơn một cuốn sách đóng, vì bạn có thể có ý nghĩ rằng cuốn sách đã mở rồi, tốt hơn là nên đọc nó. Thói quen đọc sách cũng xuất phát từ việc mua cuốn sách về và tìm tòi nó.
Luật Kipling
Nhà văn Anh Rudyard Kipling nói: "Phát hiện vấn đề luôn quan trọng hơn giải quyết vấn đề, viết ra vấn đề là bạn đã giải quyết được nó một nửa".
Ở Mỹ có câu chuyện khá nổi tiếng: Công ty Ford có một dây chuyền phải ngừng hoạt động do động cơ bị hư hỏng. Công ty đã cử nhiều kỹ sư sửa nhưng không ăn thua, cuối cùng nhờ đến Steinmetz (người sau này là một giáo sư nổi tiếng). Steinmetz chậm rãi quan sát động cơ, sau đó vẽ một đường thẳng tại một vị trí trên bản vẽ, rồi nói: "Thiếu một cuộn cảm biến ở đây". Sau khi phía Ford thay thế cuộn dây, động cơ tiếp tục hoạt động ổn định.
Người giám đốc vô cùng vui mừng, hỏi Steinmetz chi phí. Ông trả lời: 10.000 USD (thời đó, các kỹ sư hàng đầu của Ford chỉ kiếm được 5 USD mỗi tháng). Ông giám đốc khựng lại, Steinmetz viết vào một tờ giấy dòng chữ: "Vẽ một đường: 1 USD. Biết nơi để vẽ đường đó: 10.000 USD". Biết chuyện, chủ tịch Ford không chỉ chấp thuận trả tiền Steinmetz, mà còn mời ông về làm việc.
Cuộc sống là như vậy. Khi bạn thấy ai đó giải quyết vấn đề một cách đơn giản, bạn nghĩ mình cũng có thể làm được. Nhưng thực tế khó hơn thế rất nhiều lần. Nhà bác học Einstein đã kết luận: "Việc khám phá vấn đề có ý nghĩa hơn tất cả".
Chúng ta thường rối lên khi gặp vấn đề, nhưng lại không muốn yên lặng suy nghĩ trong vài chục phút. Thế nên, những người giỏi giang, thông minh nhất không phải người hành động đầu tiên, mà là người chịu suy nghĩ để phát hiện ra vấn đề nhanh nhất.
Hiệu ứng ấn tượng ban đầu
Nếu một người để lại ấn tượng tốt trong lần giao tiếp ban đầu, thì những lần sau đó, mọi người sẵn sàng tiếp xúc với anh ta. Hiệu ứng đơn giản này ai cũng biết, nhưng nó lại mang theo những quy luật tâm lý phong phú.
Theo nghiên cứu khoa học, não bộ giúp chúng ta "dán nhãn", tức là phân loại và sắp xếp những người và những sự vật, sự việc mà chúng ta nhìn thấy. Khi tiếp xúc với các đối tượng đó, chúng ta sẽ hình thành một khuôn khổ nhận thức trong tâm trí, một khi đã hoàn thiện thì rất khó thay đổi.
Do đó, hiệu ứng ấn tượng ban đầu vô cùng quan trọng, mà chỉ cần nắm bắt chính xác nó, bạn có thể tạo ra một bầu không khí tích cực giữa các cá nhân, và từ đó, có được những yếu tố thuận lợi cho cuộc sống, cho sự nghiệp của mình .
Định luật "bức tượng biết lắng nghe"
Trong các tích cổ Trung Hoa có truyện: Một nước nhỏ cống tiến cho Đường Huyền Tông 3 bức tượng người vàng, bề ngoài trông giống nhau, nhưng trong đó có một bức quý nhất. Rất nhiều đại thần tham gia vào việc phân loại nhưng đều không thành công. Cuối cùng, có một vị đại thần lấy ba sợi tơ đặt vào tai của ba bức tượng. Bức tượng thứ nhất, sợi tơ rơi ra từ chiếc tai bên kia. Bức tượng thứ hai, sợi tơ rơi ra miệng. Bức thứ ba, sợi tơ rơi xuống bụng. Vị đại thần nói, bức thứ ba là quý nhất. Ông giải thích, ba bức tượng tượng trưng cho ba loại người. Kiểu thứ nhất là nghe tai trái ra tai phải, hoàn toàn không biết lắng nghe. Loại thứ hai, nghe gì nói thế, thiếu suy nghĩ. Chỉ có kiểu người thứ ba, biết lắng nghe, giữ trong lòng để ngẫm nghĩ, như vậy mới là khôn ngoan nhất.
Như người xưa nói: "Người khôn ngoan không khoe việc mình làm, nước thâm sâu không bao giờ cho thấy đáy", chính là như vậy.
Chẳng hạn, khi bỏ lỡ cơ hội ký hợp đồng với một khách hàng tiềm năng, bạn có thể bị cấp trên khiển trách và vô cùng chán nản. Nhưng lúc đó hãy nghĩ: "Mặc dù vậy, mình đã học được thêm một bài học, có thêm một kinh nghiệm sống. Chắc chắn với những khách hàng sau, mình sẽ không mắc lại sai lầm đó nữa."
Mỗi khi trôi đi trong dòng suy nghĩ tồi tệ, những hành vi và lời nói của bạn sẽ thể hiện chính những gì đang diễn ra trong đầu bạn. Chính vì thế, càng bi quan, càng phải nói những lời lạc quan, càng tức giận càng phải nói nhẹ nhàng.
1. Có gan dám nghĩ dám làm mới quyết định được tài lộc của bạn
- Nghĩ những điều người khác không dám nghĩ, làm những điều người khác không dám làm.
- Không xông pha sao biết mình không thể.
- Có dũng khí bước những bước đầu tiên mới đi được đến bước ngoặt cuộc đời.
- Sự thành công của con người là nhờ có sự mạo hiểm mà nên.
- Không mạo hiểm mới chính là sự mạo hiểm cao nhất, chúng ta quyết không làm người bình thường.
- Sợ hãi thất bại đồng nghĩa với việc cự tuyệt thành công.
- Muốn biết hương vị của trái ngon bạn phải tự mình nếm thử.
2. Cơ hội bắt nguồn từ sự quyết đoán
- Một người có sức lôi cuốn là người không biết ngần ngại, nói được làm được.
- Bạn một khi chần chừ, bạn sẽ luôn trì hoãn.
- Khi bạn làm một công việc không thuộc về mình, cơ hội đã đến với bạn.
- Đối với kẻ mạnh, dù gặp phải một chuyện nhỏ nhặt nhất cũng đều là một cơ hội đến.
- Đừng vì hai chữ "nếu như" ảnh hưởng đến quyết định của bạn.
- Thỉnh thoảng thà đưa ra quyết định sai còn hơn là không đưa ra quyết định nào cả.
- Chúng ta vẫn còn có cơ hội, bởi vì chúng ta vẫn còn sống.
3. Người thành công luôn hy vọng mình "nhất định phải" thành công
- Không phải là " tôi muốn" thành công mà là "tôi nhất định sẽ" thành công.
- Mặc dù không phải con cháu của đại gia nhưng tôi sẽ trở thành đại gia đầu tiên trong họ.
- Cắt đứt đường lui, tự ép mình đến bờ vực
- Tích cực hành động, nâng tỉ lệ thành công từ 49% lên đến 100%.
- Thái độ quyết định tầm cao, nỗ lực quyết định thành bại.
- Những kinh nghiệm mà người khác không có được sẽ tạo nên cho bạn một tương lai khác.
- Muốn vượt qua bức tường bạn cần ném cái mũ của bạn qua tường trước.
4. Khả năng phán đoán chính là cánh cửa của thành công
- Người giàu không bao giờ sợ phải đưa ra quyết định.
- Xung quanh chúng ta không hề thiếu tài lộc mà là thiếu đi khả năng khám phá.
- Hãy biến mỗi tấc đất thành một tấc vàng.
- Bạn bắt buộc phải từ bỏ những thú vui bình thường.
- Chỉ cần có mục tiêu rõ ràng, ý chí kiên định mới trở thành những nhà hoạch định tài ba.
- Muốn giảm tỷ lệ sai lầm, phương pháp tốt nhất là giảm tỉ lệ thất bại.
- Giác quan thứ 6 trong kinh doanh là do sự tích lũy kinh nghiệm lâu dài chứ không phải sinh ra đã có.
5. Thiên tài bắt đầu từ sự sáng tạo
- Một khi bạn buông xuôi bạn lập tức bị tụt hậu.
- Dùng cách mới để tư duy, dùng cách mới để làm việc.
- Nếu một người có được lòng dũng cảm của một kẻ ngốc, điều đó chứng tỏ rằng anh ta rất sáng tạo.
- Kẻ sống sót cuối cùng không phải là kẻ mạnh nhất mà là kẻ thích có khả năng thích nghi giỏi nhất.
- Dũng khí quyết định thành công, tham vọng quyết định quy mô.
- Mọi người đều không dám làm chính là lúc bạn nên làm.
- Người thành công không bao giờ để ý đến thái độ của người khác khi làm việc.
6. Người thành công luôn phải mượn trí tuệ của người khác
- Người thành công biết cách làm thế nào để sử dụng trí tuệ của người khác.
- Tránh tiếp xúc với tiểu nhân, giao thiệp nhiều hơn với người thành công.
- Những mạo hiểm vô thức chỉ càng làm sự việc nghiêm trọng hơn.
- Một khi đã làm càng cần phải cẩn thận.
- Bạn không nhất định phải có trí thông minh tuyệt đỉnh, nhưng bạn nhất định phải biết cách phát huy tất cả các ưu điểm của mình.
- Bán văn phòng phẩm chưa chắc thu nhập cao hơn bán trứng gà trứng vịt.
- Người làm kinh doanh luôn có sự khôn ngoan để sinh tồn nơi đường phố.
7. Nguyên tắc của người làm lãnh đạo: Vì mục tiêu của mình mà phấn đấu
- Một doanh nhân thực thụ không những là người có khả năng quản lý giỏi mà cần có gan lớn.
- Làm một người lãnh đạo vừa uy nghiêm vừa có tình người.
- Tạo động lực cho nhân viên khiến họ làm việc tích cực hơn.
- Muốn mọi người làm theo ý tưởng của bạn, bạn cần phải có dũng khí lớn.
- Tin tưởng nhân viên của mình, như vậy họ mới càng tín nhiệm bạn.
- Hoặc là làm việc cho tôi, hoặc là lập tức rời công ty.
8. Vẫn luôn tự tin trong nỗi sợ hãi
- Đừng để nỗi sợ hãi giết chết bạn
- Bạn có thể sợ nhưng không thể để thua kẻ thù trước mặt
- Tiến lên! Tiến lên! Tiếp tục tiến lên!
- Làm những việc bạn sợ phải làm
- Suy nghĩ kết quả tệ nhất sẽ thế nào
- Không có gì là đương nhiên thất bại, chỉ có tạm thời thành công
- Thành công luôn được giấu ở những bước cuối cùng.
9. Làm hết sức mình cũng chính là thành công
- Đặt mục tiêu cho mình và nỗ lực đạt được nó.
- Bạn làm việc là cho bạn và cho chính cuộc đời bạn.
- Có được một đối thủ mạnh đó cũng chính là một phúc phận
- Chỉ có kẻ ngốc mới sợ mình trở thành kẻ ngốc.
- Không bao giờ nhượng bộ và khuất phục.
- Những binh lính không muốn trở thành nguyên soái không phải là những binh lính giỏi.