tháng 11 2020

Bạn thử tính xem, một ngày có 24 giờ, và trong 24 giờ đó có bao nhiêu thời gian bạn ở công ty, bao nhiêu thời gian bạn dành cho cá nhân và bao nhiêu thời gian bạn dành cho gia đình. Nếu làm một phép tính nhẩm đơn giản, chắc chắn rằng thời gian bạn gặp gỡ, tiếp xúc với những người ở công ty chiếm phần lớn. Vậy mà trong thực tế, đa số các công ty vẫn tồn tại không ít những hiềm khích, bất bình giữa các đồng nghiệp với nhau.

Điều này không chỉ mang lại không khí làm việc căng thẳng, mệt mỏi mà còn làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc của mỗi người. Đối mặt với nhau ít nhất là 8 giờ mỗi ngày, vì vậy, chúng ta hãy tự mình tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp thay vì những mối quan hệ không đáng có nhé.

Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp bạn tạo được những mối quan hệ tốt với đồng nghiệp của mình.

 

Không đố kỵ với đồng nghiệp

Bạn không nên có bất kỳ biểu hiện nào đố kỵ với mọi người trong cùng công ty, nó sẽ khiến cho bạn luôn có suy nghĩ không tốt về đồng nghiệp của mình, tạo cho bạn khoảng cách và khó hòa đồng với mọi người. Không biết có phải ngay từ khi sinh ra, tính đố kỵ đã hiển nhiên tồn tại, tùy với mỗi người mà tính đố kỵ sẽ trỗi dậy khác nhau. Khi đồng nghiệp của chúng ta thăng tiến, được ưu ái, nhiều cơ hội phát triển... thì chúng ta thường có biểu hiện đố kỵ, nói xấu.

Nhưng bạn có biết không, tính đố kỵ lúc thì biểu lộ ra mặt, hằm hè, lúc thì âm thầm và day dứt. Nếu không kìm nén và gạt bỏ sự đố kỵ đó thì bạn sẽ là người đầu tiên chịu khổ cùng nó, hãy biết chấp nhận thành công của người khác với thái độ chia sẻ và thật lòng. Có một câu nói rằng: "Yêu người ta quá làm khổ người ta, ngược lại, ghét người ta quá sẽ làm khổ chính mình", hãy kìm nén và "thuần hóa" tính đố kỵ của bạn để có được sự thoải mái và thiện cảm từ đồng nghiệp của mình.

Hạn chế nhờ vả từ những việc nhỏ nhặt nhất

Hãy đặt bạn vào vị trí của một người luôn bị đồng nghiệp của mình nhờ vả hết việc này đến việc khác. Tất nhiên, đôi khi chúng ta phải nhờ vào sự trợ giúp của mọi người trong công ty, nhưng tất cả đều cần có giới hạn, nếu quá thường xuyên ỷ lại, trông chờ vào người khác thì thật là không nên. Điều đó sẽ khiến cho đồng nghiệp của bạn thấy khó chịu, có ấn tượng không tốt về bạn, dù họ có nói ra hay không. Bạn hãy tự làm tất cả cho mình nếu có thể.

 

Không tỏ ra quá thân thiện với sếp

Lấy lòng sếp bằng cách hoàn thành tốt công việc và bằng năng lực của mình là điều cần thiết. Nhưng nếu dùng "thủ đoạn" lấy lòng sếp, xu nịnh, luồn cúi thì sẽ làm cho đồng nghiệp của bạn có những ý nghĩ tiêu cực về bạn mà thôi. Bạn cũng nhớ rằng, đừng mang mối quan hệ cá nhân với sếp vào giải quyết những mâu thuẫn, bất bình của bạn với đồng nghiệp nếu có. Và tốt nhất, nên giữ khoảng cách đúng mực trong mối quan hệ giữa sếp và nhân viên trong công việc.

 

Hãy nghĩ trước khi nói

Nếu bạn đã trót hứa với đồng nghiệp của mình về việc gì đó thì nên giữ lời hứa và thực hiện đúng như những gì bạn đã nói, dù trong mối quan hệ công việc hay cá nhân. Bất kỳ trong việc gì cũng không nên chỉ biết nói mà không biết làm. Không chỉ trích đồng nghiệp của mình khi họ làm sai hoặc không làm tốt một việc gì đó trong công ty. Hãy nhớ rằng, con người cũng có lúc mắc sai lầm, và nếu ở cương vị của bạn, bạn có thể làm tốt hơn đồng nghiệp của mình không?

 

Trốn tránh trách nhiệm

Có rất nhiều mối quan hệ đồng nghiệp vẫn tốt đẹp cho tới khi công việc sai sót, gặp sự cố không lường trước được. Lúc này ai cũng sợ phải nhận trách nhiệm về mình, phần lớn tất cả mọi người đều e ngại, né tránh trách nhiệm, tìm cách quy tội cho người khác nhằm lấy lòng sếp. Và kết quả là họ sẽ bị đồng nghiệp xa lánh, trở thành người cô độc trong một tập thể. Bạn hãy biết nhận trách nhiệm khi đó là sai sót của bạn, khi bạn chưa thực sự làm tốt công việc và làm đúng nhiệm vụ của mình. Hãy nghĩ rằng đó là một thử thách và chỉ khi vượt qua được thử thách bạn mới cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa.

 

Không tự biến mình thành kẻ ba hoa, khoe khoang

Nếu bạn may mắn là người tài giỏi, nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc, cuộc sống luôn thuận lợi, gia đình hạnh phúc thì bạn hãy nhớ rằng, không phải ai cũng được như bạn, bạn không nên mang toàn bộ những chuyện đó nói đi nói lại, khoe khoang với đồng nghiệp trong công ty nhất là những đồng nghiệp không được may mắn như bạn. Nếu bạn muốn đồng nghiệp chia sẻ với mình thì hãy có những cách thông minh để không khiến họ hiểu lầm, không gây tổn thương cho họ.

Bạn cũng đừng bao giờ khuếch đại quá đáng những câu chuyện của bạn, không ba hoa, bốc phét khi bạn chưa thực sự hiểu vấn đề hoặc khi chúng không nằm trong tầm tay của bạn.

 

Không lôi kéo, bè phái nơi công sở

Bạn hãy nhớ rằng, điều tối kỵ nơi công sở và cũng là điều khó tránh nhất tại các công ty đó là nạn bè phái, "buôn chuyện" và nói xấu sau lưng. Bạn có nghĩ rằng nếu mình làm như vậy với đồng nghiệp của mình thì cũng có lúc bạn bị đồng nghiệp đối xử lại như những gì bạn đã làm. Đó là một tính xấu cần phải tránh, bạn nên đối xử tốt và quan tâm tới mọi người một cách chân thành, không lôi kéo người khác cùng moi móc, nói xấu hay "chọc ngoáy" vào chuyện riêng tư, khuyết điểm của bất kỳ đồng nghiệp nào.

Nếu bạn thấy một ai đó có khuyết điểm, hoặc sai sót, hãy khéo léo và nhẹ nhàng góp ý riêng cho người đó, không nên có hành động bất nhã với đồng nghiệp của mình, hãy chứng tỏ bạn là một người thân thiện và thông minh.

Còn nhiều nữa những kỹ năng cần thiết để gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp không chỉ trong công sở mà còn trong cuộc sống. Và xin trích một câu ngạn ngữ tôi đã từng đọc được ở đâu đó: "Đừng bao giờ để lại ngày mai những gì bạn có thể làm hôm nay".

Hãy bắt đầu những ngày mới hạnh phúc bằng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người ngay từ hôm nay.

 

 

 


 

Mt thương gia ni tiếng được chn làm khách mi đc bit trong mt chương trình truyn hình. Hôm đó, rt đông người đến trường quay vì mun nghe bí quyết thành công ca ông. Tuy nhiên, ông ch nói gin d:

 

"Tôi đưa ra tình hung sau đ các bn cùng suy nghĩ nhé: Báo chí đưa tin v mt m vàng va được khám phá, thế là mi người đu đ xô đến đó đ đào vàng. Bn cũng là mt trong s đó. Bn hăm h ra đi, vượt qua bao khó khăn, trèo qua bao ngn núi, cui cùng ch còn mt chút là đến được m vàng. Thế nhưng "mt chút" đó li là mt con sông rt rng ln, và xung quanh thì không có cu hay có mt bến thuyn nào. Vy bn s làm gì trong trường hp này?"

 

Tiếng lào xào vang lên khp nơi trong hi trường. Người thì bo s tìm cách đi đường vòng, cũng có người nói s c bơi qua sông. Sau mt lúc, v thương gia mi mm cười lên tiếng:

 

- Ti sao chúng ta c phi đi đào vàng nh? Thay vào đó sao ta không nm bt ngay cơ hi mà đu tư kinh doanh thuyn bè, nhà tr hoc quán ăn khu vc đó?

 

Lúc này mi người mi sc nhn ra.

 

BÀI HC RÚT RA

 

Người ta có câu "Tt c con đường đu dn đến thành Rome", điu đó có nghĩa là con đường thành công không ch có mt. Vì vy hãy linh hot thay đi phương tin, cách thc đi đến vch đích mt cách khuôn ngoan. Đng gi khư khư tư duy cũ đ ri ch nhn được thành qu cũ.

 

Mun làm giàu thì mt phn ln cũng phi da vào vic nm bt thi thế, tn dng cơ hi. Còn có gii giang đến đâu mà không biết dung hoà "thiên thi, đa li" thì cũng d dm chân ti ch.

 

Tin không đ ra tin mà là trí tu đ ra được tin. Có nghĩa là mun làm giàu thì không nht thiết trong nhà phi có sn ca ci, vn liếng. Bn vn có th làm giàu bng cách "gi" ca ci đến bng s thông minh và linh hot ca mình. Đây chính là mu cht ca kinh doanh.

Đ tr thành mt con người có trí tu: Ch có con đường hc tp, tích lu và không ngng nâng cao kiến thc thì mi có th tr thành người có trí tu. Người xưa có câu: Nhân bt hc bt tri lí (Người không hc thì không biết thế nào là lí l, là đúng, sai).

 

 

Albert Einstein vĩ đại là một nhà vật lý, triết học, và có lẽ là nhà khoa học có ảnh hưởng lớn nhất trong thời đại mà ông từng sống. Dưới đây là 8 bài học cuộc sống từ người đàn ông tuyệt vời này.

 1. Phát triển sự hiểu biết

Einstein từng nói: "Phát triển trí tuệ nên bắt đầu từ lúc mới sinh và chấm dứt chỉ sau khi chết".

Bộ não của bạn giống như một con dao – nó cần phải được mài sắc hàng ngày để duy trì sự nhạy bén của mình. Suy nghĩ, đọc và áp dụng các kiến thức là thứ vũ khí quan trọng của một người thành công.


2. Đừng phán xét nếu không có bằng chứng

Einstein nói: "Lên án mà không cần điều tra là đỉnh cao của sự thiếu hiểu biết".

Tin tưởng vào tin đồn là dấu hiệu của một người có trí não yếu kém. Người biết tránh khỏi tất cả những sự cám dỗ bởi lời đồn thổi bên ngoài là người đàn ông thông minh.


3. Đừng băn khoăn về tương lai

Einstein nói: "Tôi không bao giờ nghĩ về tương lai, nó sẽ tới sớm thôi".

Tương lai không thuộc thế giới vật chất. Lo lắng về nó chỉ là một biểu hiện của thế giới nội tâm. Hiện tại tất cả những gì chúng ta đang có mới là thật, đó là nơi mà chúng ta nên tập trung năng lượng của mình để phát triển.

 

4. Kiến thức đến từ kinh nghiệm

Hai người đàn ông chơi cờ vua trong nhiều năm. Cả hai đều có khả năng khá đồng đều và thích cạnh tranh và quan tâm tới nhau. Vào mùa hè, một trong số họ giành chiến thắng trong tất cả các cuộc giao đấu. Người đàn ông thua cuộc hoang mang và bắt đầu tìm hiểu lý do tại sao mình lại thất bại trong mỗi trận đấu, khi trước đó cả hai đều giành được số lượng trận thắng ngang nhau.

Ông ta nhận ra lý do rằng: Ông đã từng đọc 4 cuốn sách làm thế nào để chơi tốt cờ vua, sau đó ông ta đã thử nghiệm những điều dạy trong sách vào thực tế, không lâu sau đó ông bắt đầu giành lại thế trận.

Đây là một giai thoại về việc kết hợp sức mạnh của vừa học vừa làm. Einstein luôn cho rằng kinh nghiệm thực sự là người thầy tốt. Ông cho biết, kiến thức sách vở không thể đủ cho bất kỳ ai thiếu kinh nghiệm.


5. Đừng thần tượng hóa con người

Einstein nói: "Mọi người đều cần được tôn trọng như một cá nhân, nhưng không ai là thần tượng cả".

Chúng ta thường có xu hướng thần tượng các nhà lãnh đạo. Mỗi người đều có một danh sách dài các thần tượng trong ngành mình đang hoạt động. Tiềm thức này tạo ra những "siêu anh hùng trong các câu chuyện hoang đường" – tạo ra niềm tin rằng những người đàn ông vĩ đại đã được sinh ra. Tất cả những người thành công đều là những người bình thường, vươn lên thông qua sức mạnh của chính bản thân và qua sự làm việc chăm chỉ.


6.  Người tuyệt vời luôn có những kẻ ghen ghét

Einstein nói: "Người có suy nghĩ tuyệt vời luôn gặp phải sự phản đối dữ dội từ những kẻ tầm thường".

Chắc hẳn các bạn sẽ để ý, các phát minh khoa học những thời kỳ trước đều bị con người phản đối một cách dữ dội, họ cho rằng chúng là những điều không tưởng và điều đó khiến họ cảm thấy sợ hãi. Vì vậy, đừng để cho những lời nói châm chọc ngăn cản ước mơ của bạn.

 

7. Thay đổi cách bạn nghĩ

Einstein nói: " Không có vấn đề nào có thể được giải quyết từ cùng một mức độ ý thức tạo ra nó".

Nếu một công việc đi theo một lối mòn, tốt hơn hết hãy thay đổi cách nghĩ về công việc đó để tạo ra những đột phá mới.


8. Tìm hiểu quy tắc của trò chơi và bạn phải chơi nó tốt hơn

Einstein nói : 'Bạn phải học các quy tắc của trò chơi và sau đó bạn phải chơi tốt hơn so với người khác '.

Đó là quy định quan trọng đối với bất kỳ trò chơi nào, dù bạn là doanh nhân, chuyên gia kỹ thuật hay nhà văn. Mỗi người muốn thành công trên "sân chơi" của mình trước hết nên nắm rõ quy tắc chơi. Sau đó, bạn có thể phấn đấu để chơi chúng tốt hơn bất cứ ai.

7 điều cần học... suốt đời

Có những thứ mất cả đời mà vẫn không học được.

1/ "Học nhận lỗi"

Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

2/ "Học nhu hòa"

Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Giữ tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn

3/ "Học nhẫn nhịn"

Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

4/ "Học thấu hiểu"

Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

5/ "Học buông bỏ"

Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

6/ "Học cảm động"

Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ mừng vui cùng cho họ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

7/ "Học sinh tồn"

Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bè bạn yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

 

 

Có một phép tính thú vị như sau:

 

1,01^365 = 37,8 (1,01 mũ 365)

 

0,99^365 = 0,03 (0,99 mũ 365)

 

Hãy thử áp dụng phép tính này với đơn vị là phần trăm nỗ lực và tiến bộ hàng ngày. Nếu ta thêm 0,01 (tức 1%) đơn vị nỗ lực mỗi ngày, sau 1 năm ta đã có thêm 37,8 đơn vị tiến bộ. Trong khi nếu ta bớt đi 0,01 (cũng là 1%) đơn vị nỗ lực, sau 1 năm sự khác biệt là quá to lớn.

 

Nỗ lực dù rất nhỏ nhoi mỗi ngày cuối cùng lại mang đến thay đổi to lớn chỉ sau một năm. Một người muốn nâng cao kỹ năng mới, mỗi ngày bỏ ra thêm 1% nỗ lực để đọc thêm sách, tìm thông tin, học hỏi từ người có chuyên môn, sau 1 năm chắc chắn có được thụ ích lớn. So với việc hằng ngày anh ta giảm bớt nỗ lực 1% để lướt mạng, chơi game hoặc ngủ.

 

"Tích tiểu thành đại", duy trì nỗ lực thường hằng trong một thời gian dài bạn sẽ có được một sức bật to lớn. Hành trình vạn dặm bắt đầu từ những bước chân nhỏ, 1% tuy rất nhỏ nhưng ngày tháng kiên trì sẽ giúp ta gia tăng giá trị theo cấp số nhân.

 

Có một loại cây tên là "mao trúc". Hạt mao trúc rơi xuống đất chỉ mọc lên một cây măng nhỏ rồi hoàn toàn không lớn thêm chút nào trong suốt 5 năm. Thế rồi từ khoảng cuối năm thứ 5, cây bất ngờ lớn vọt lên với tốc độ đáng kinh ngạc, mỗi ngày có thể cao thêm tới vài chục phân cho tới khi đạt tới chiều cao gần 25 mét. Thật kì diệu, phải không?

 

Nhưng không phải là mao trúc không hề lớn lên trong suốt 5 năm trời. Thực ra, trong lòng đất, cây đã đâm rễ, cần mẫn, bền bỉ chuẩn bị cho cú nhảy vọt những năm sau. Cuộc đời người ta cũng rất giống với cây mao trúc này. Trong công việc chỉ cần hơn kém nhau đúng 1%, vận mệnh của bạn có thể chênh lệch đến biết bao nhiêu!

 

Và 1% khoảng cách giữa một người bình thường và người xuất sắc đều bắt nguồn từ những việc nhỏ nhất. Có thể làm đúng, làm nhiều và làm tốt những chuyện nhỏ nhặt nhất hằng ngày hay không, có thể kiên định với mục tiêu của mình hay không, đó là mấu chốt của vấn đề.

 

Mỗi ngày hãy tập dậy sớm hơn 10 phút so với bình thường, một năm bạn đã có nhiều hơn tới 60 giờ.

 

Mỗi ngày hãy đọc 10 trang sách, một năm bạn đã có thể đọc nhiều hơn tới 6 quyển sách dày cộp.

 

Mỗi ngày dành ra 30 phút học ngoại ngữ, sau một năm trình độ của bạn đã cải thiện lên rất nhiều.

 

Con đường thành công vốn không xa xôi, hiểm trở gì, chẳng qua là làm nhiều hơn một chút mà thôi.

 

Mỗi ngày ta chỉ cần nỗ lực thêm 1%, dù ở bất cứ phương diện nào ta cũng không bao giờ thất vọng về kết quả. Đó cũng chẳng phải là kết thành quả cuối cùng để ta vui sướng "ngủ quên trên vòng nguyệt quế", đó chính là hành trình ta rèn giũa bản thân, để vững vàng hơn, điềm đạm hơn, khiêm nhường hơn.

 

Học được cách kiên trì, ta cũng sẽ không hấp tấp, vội vàng, biết nhẫn nhịn tốt hơn, biết xả bỏ tốt hơn. Đến một lúc nào đó nhìn lại, chắc chắn ta sẽ nhận ra sự khác biệt này và có thể mỉm cười vì những cố gắng của chính mình.

 

 

   

Một tập thể vững mạnh không phải do số lượng thành viên đông mà là do sự đồng tâm hiệp lực, đoàn kết từ mỗi thành viên.

 

Nhiều khi, mối quan hệ giữa người với người là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, nếu chỉ biết đấu tranh, cãi vã thì đến một lúc nào đó cả hai bên sẽ đều phải chịu sự mất mát và chỉ có đoàn kết, hợp tác và phối hợp với nhau mới có thể cùng nhau phát triển thịnh vượng.

Vì vậy, một đoàn thể vững mạnh và hạnh phúc không phải dựa vào số lượng người mà dựa vào những yếu tố thiết yếu sau đây:

Sự giao tiếp

Giữa hổ và sư tử nổ ra một cuộc chiến khốc liệt, đến cuối cùng cả hai bên đều bị tổn thương, chẳng có bên nào được lợi cả. Sư tử đến lúc hấp hối nói với hổ: " Nếu như nhà ngươi không cướp địa bàn của ta, thì sự việc chả đến nỗi biến thành như thế này." Hổ ngạc nhiên trả lời: " Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc cướp địa bàn của anh cả, tôi lại nghĩ rằng là do anh xâm hại địa bàn của tôi trước".

Sự giao tiếp nhằm trao đổi thông tin là một yếu tố quan trọng duy trì mối liên hệ giữa bạn, sếp và các đồng nghiệp. Có chuyện gì thì đừng giữ trong lòng mà hãy chia sẻ cùng đồng nghiệp để đồng nghiệp hiểu rõ hơn về bạn, và có như vậy cũng tránh được nhiều mâu thuẫn và hiểu lầm không đáng có.

Sự tín nhiệm

Hai con chim sống cùng với nhau, con đực thu nhặt được đầy một tổ các loại hạt đưa cho con cái cất giữ, nhưng do thời tiết hanh khô, hạt bị mất nước mà teo đi, một tổ hạt giờ xem ra chỉ còn bằng một nửa so với lúc đầu. Chim đực thấy vậy, cho rằng chim cái ăn vụng mất nên mổ chết chim cái. Sau vài ngày, trời đổ mưa liên tục, không khí lại trở nên ẩm thấp, hạt lại nở to ra đầy một tổ. Lúc này, chim đực vô cùng hối hận vì đã trách nhầm chim cái.

Sếp và các cộng sự cần tin tưởng lẫn nhau, rất nhiều đoàn thể đang phát triển tốt bị phá hủy bởi sự hoài nghi và ngờ vực lẫn nhau. Vì vậy, đối với đồng nghiệp cũng như nhân viên của mình cần giữ sự tin tưởng, tín nhiệm, đừng để sự hoài nghi hủy hoại một tập thể.

Sự thận trọng

Hai con quạ đậu trên cành cây cãi vã nhau, càng cãi càng trở nên kịch liệt hơn, cuối cùng một con quạ tức quá bèn quắp một vật gì đó đáp thẳng vào người con quạ kia, vật lạ va vào người con quạ kia thì nghe như có tiếng gì đó như bị nứt ra, lúc này nó mới phát hiện ra rằng vật mà nó đáp thẳng vào con quạ kia chính là quả trứng chưa nở nó đang ấp.

Gặp bất cứ việc gì cần phải bình tĩnh đối mặt, đặc biệt là trong lúc xảy ra mâu thuẫn cần phải lý trí, không được bốc đồng, bốc đồng nóng nảy không thể giải quyết được sự việc mà chỉ làm cho sự việc càng trở nên nghiêm trọng hơn, cuối cùng chịu tổn thất vẫn là cả một tập thể.

Sự hoán vị

Dê con mời chó con đến nhà mình ăn cơm, nó chuẩn bị hẳn một bàn cỏ non nhưng chó con chỉ ăn có hai miếng rồi không ăn được nữa. Qua vài hôm, chó con lại mời dê con đến nhà mình ăn cơm, chó con nghĩ: "Mình không thể nhỏ nhen giống dê con được, mình sẽ đãi dê con một bữa tiệc thật phong phú", nghĩ vậy chó con liền chuẩn bị một bàn sườn heo hảo hạng để đãi dê con, kết quả dê con chỉ ăn được có một miếng thì không ăn nổi nữa.

Đôi khi, cái mà bạn thích chưa chắc người khác đã thích, đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác, gặp vấn đề gì hãy đặt mình vào vị trí người khác để suy nghĩ, đứng trên phương diện đối phương để thấu hiểu, như vậy bạn mới càng hiểu rõ hơn về đồng nghiệp hay nhân viên của mình.

Sự vui vẻ

Lợn con bắt đầu học làm bánh kem, thế nhưng lần nào bánh làm ra cũng đều không được ngon. Lợn con liền hỏi thầy giáo nguyên nhân, thầy giáo suy nghĩ một lúc rồi hỏi lợn con nguyên liệu làm bánh gồm những gì? Lợn con trả lời, vì sợ lãng phí nên khi làm bánh kem lợn con dùng toàn trứng gà cũ sắp hỏng, nghe vậy thầy giáo nói với lợn con: " Con hãy nhớ rằng, chỉ có nguyên liệu tốt nhất mới làm nên được chiếc bánh kem ngon nhất."

Đúng vậy, chỉ có dùng nguyên liệu tốt nhất mới làm nên chiếc bánh kem ngon nhất, và cũng như vậy, chỉ có tâm trạng luôn vui vẻ mới làm nên một tập thể hạnh phúc. Chính vì thế, trước khi bước vào cửa hãy loại bỏ đi những phiền não bên ngoài mà tươi cười bước vào. Nếu như tập thể nào cũng làm được những điều như vậy, thì đó là tập thể hạnh phúc nhất.

 

 

Những người không có mấy tiến triển trên con đường đi tới thành công thường có một điểm chung là họ không có thói quen ngồi xuống và tự vấn bản thân xem rốt cuộc họ đang làm gì.

Bên cạnh đó, những người thường xuyên không làm việc hiệu quả (hay căng thẳng thần kinh và không hạnh phúc) dễ bị mắc kẹt trong một chu kỳ luẩn quẩn và chỉ chăm chăm lao mình về phía trước. Họ muốn biết khi nào mọi thứ sẽ thay đổi, khi nào họ sẽ được thăng cấp, khi nào họ có thể thoát khỏi cảnh phải ngồi trong văn phòng làm việc từ 9 sáng tới 5 chiều, khi nào sự hối hả ngược xuôi của họ sẽ sinh lời. Vấn đề nằm ở chỗ tất cả những tuyên bố "khi nào" của họ chỉ một mực hướng về phía trước mà không hề rà soát lại những gì họ đã đi qua.

Có một thói quen có thể giúp bạn xả căng thẳng vào cuối tuần và quay trở lại làm việc vào ngày thứ Hai tràn đầy năng lượng và đạt hiệu quả công việc cao. Thói quen ấy không quá khó để tạo dựng.

Người thành công biết rằng để đi tới tương lai họ cần phải thường xuyên dành thời gian để chiêm nghiệm và ngẫm nghĩ về quá khứ

 

 

Người thực sự đạt được mục tiêu thường là những người có thói quen dành thời gian để xem xét lại bản thân.

Họ thường nhìn lại chặng đường mà trong tuần, tháng, quý, thậm chí cả năm qua của bản thân để tìm cách hoàn thành công việc tốt hơn. Họ xem lại những lần họ bị phân tâm, có bao nhiêu ngày họ bị xuống tinh thần, sa sút. Và cuối cùng, trên hết, họ tự truy vấn bản thân xem mình có thể làm gì khác đi để khắc phục hay vứt bỏ những tính xấu hoặc thói quen không tốt.

Thật đáng tiếc là không nhiều người có thói quen này.

Mỗi Chủ Nhật, hãy dành ra từ 15-30 phút để nhìn lại tuần vừa qua

 

 

Chúng ta có thể thực hiện công tác rà soát và đánh giá bản thân nhờ việc viết nhật ký, hoặc viết mọi thứ cần thiết cho công cuộc "soát xét" bản thân lên chiếc bảng trong phòng khách, hay cũng có khi chỉ là im lặng và ngẫm nghĩ.

Hãy nhìn lại trong tuần qua và kiểm tra mỗi giờ, mỗi ngày: Tôi làm việc hiệu quả nhất ở điểm nào? Tại sao lại làm được? Tôi làm tệ nhất việc gì? Tại sao lại vậy?…

Khi nào tôi bắt tay vào việc và tại sao lại sớm từ bỏ việc này việc kia? Chuyện gì đã xảy ra lúc đó?

Vì sao tôi không thể hoàn thành một số dự án như dự kiến ban đầu? Tôi có bị phân tâm bởi những việc khác không? Vì sao tôi lại quá bận rộn? Tại sao tôi lại nói 'Có' với những cơ hội khác trong khi tôi biết điều đó sẽ khiến tôi 'vắt chân lên cổ' đến mức bỏ bê điều mà tôi thực sự muốn làm?

Hãy rà soát và truy vấn lại mọi thứ, và sau đó đưa ra một bản kế hoạch làm việc về những gì mà bạn muốn triển khai và hoàn thiện trong tuần kế tiếp.

Nếu bạn không thường xuyên kiểm tra bản thân, thói quen, lịch làm việc và cách bạn tiếp cận cuộc sống của mình, bạn sẽ không bao giờ kiểm soát được vị trí của mình

Nhiều người họ cứ thúc, cứ đẩy, và lao về tương lai để có thể đạt được những thứ mà họ muốn, chứ không thử tĩnh tâm xuống, suy ngẫm và chú ý tới những thói quen xấu hoặc những quyết định khiến họ trì trệ.

Cuối cùng, họ cứ chờ thứ gì đó sẽ đến với họ thay vì tìm kiếm các cơ hội nhỏ mà có thể giúp họ đưa ra những quyết định để tạo nên sự khác biệt. Và lý do tại sao mọi người lại trốn tránh việc rà soát lại bản thân mình là bởi vì nó khó, nó vạch trần bản thân, có thể khiến bạn bị tổn thương, và có nghĩa là bạn phải chịu trách nhiệm về những thất bại của chính mình chứ không phải ai khác.

Mọi người thường có xu hướng đổ lỗi cho may rủi, số phận, và phần còn lại của thế giới vì những thiếu sót và sai lầm của họ.

Để Chủ Nhật của bạn ít căng thẳng hơn và thứ Hai của bạn hiệu quả hơn, hãy dành 15 phút để rà soát lại bản thân trong tuần qua

Tự hỏi bản thân: "Mình đã làm sai ở đâu? Làm thế nào để tôi có thể đưa những quyết định tối ưu hơn, để tôi có tiến gần hơn tới mục tiêu của mình?"

Sau đó, hãy tưởng tượng rằng bản thân đang ở trong tình huống tương tự vào tuần tới nhưng với những lựa chọn khác mà bạn sẽ thiết lập ngay lúc này.

Nếu bạn đã tham gia vào quá nhiều sự kiện xã hội vào tuần trước, hãy quyết định ngay bây giờ rằng khi ai đó mời bạn tham gia vào tuần này – bất kể đó là gì – bạn sẽ nói: "Không, cảm ơn. Tôi đang bận". Và ngay lúc này hãy đưa ra quyết định xem bạn sẽ làm những gì.

Thói quen xem xét lại bản thân đơn giản này về cơ bản sẽ có thể thay đổi hướng đi cuộc đời của bạn

Nó sẽ giúp bạn có một trạng thái tinh thần tốt hơn vào Chủ Nhật;

Và nó sẽ giúp bạn thành công vào thứ Hai.

 

Đàn ông sống phải có bản lĩnh. Bản lĩnh đó nhất định phải sâu sắc từ trong ra ngoài. Muốn rèn luyện bản lĩnh đàn ông, bạn phải vứt bỏ những đặc điểm này.

1. Đừng cố gắng làm hài lòng người khác

Làm hài lòng người khác đương nhiên là việc bạn nên làm. Những người đàn ông bản lĩnh, họ đều biết cách lấy lòng, khiến người khác phải thích mình, quý mình cả.

Vậy cái sai ở đây là gì?

Cái sai ở đây là việc bạn giữ cho mình cái thái độ phải làm HÀI LÒNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI.

Từ khi còn nhỏ bạn đã phải làm hài lòng bố mẹ, thầy cô. Lớn lên bạn phải làm hài lòng sếp, đồng nghiệp. Nhưng nếu giữ cho mình thái độ như vậy, có một người mà bạn sẽ không thể khiến họ hài lòng được.

"Là ai?" Bạn tự hỏi.

Còn ai vào đây nữa. Đó là CHÍNH BẠN!

Thái độ này khác hẳn với một người đàn ông bản lĩnh. Những người bản lĩnh, họ luôn luôn làm hài lòng bản thân mình trước. Bản thân mình phải tự tin, vui vẻ, thoải mái thì năng lượng bạn toát ra mới tự tin, vui vẻ, thoái mái.

Mối quan hệ nào ý nghĩa, mối quan hệ nào có lợi, mối quan hệ nào giúp ích cho họ? Để rèn luyện bản lĩnh đàn ông, thứ đầu tiên bạn cần làm đó chính là việc lựa chọn danh sách những người mà bạn muốn khiến họ hài lòng. Và danh sách này chỉ nên ghi đủ trên một trang giấy, thay vì cả quyển sổ tay dày cộp.

Con đường rèn luyện bản lĩnh đàn ông số 1: Thay vì cố gắng làm hài lòng người khác, hãy học cách làm gì đó để khiến bản thân mình tự tin, vui vẻ, thoải mái.

2. Nếu không dám tranh luận, bạn dần thui chột bản lĩnh đàn ông

Tranh luận không có gì xấu cả. Nó khiến chúng ta tiến lên phía trước. Do Thái là một dân tộc thích tranh luận. Họ tranh luận từ chuyện to nhất cho đến những chuyện nhỏ nhất. Đôi khi bạn phát mệt vì văn hóa này của họ, nhưng không phủ nhận đó là một dân tộc có sự tiến hóa về trí tuệ rất cao.

Là con người, chúng ta có những góc nhìn khác nhau, những quan điểm khác nhau, đó là bởi chúng ta có ADN khác nhau, chúng ta có bộ não dĩ nhiên khác nhau. Thế nên tranh luận, xung đột, hoặc không đồng ý với quan điểm của nhau là chuyện ĐƯƠNG NHIÊN.

Đàn ông bản lĩnh là những người dám đưa ra chính kiến của mình, dám bảo vệ quan điểm của mình, và dĩ nhiên sẵn sàng cọ sát quan điểm của mình với những người xung quanh.

Đôi khi tranh luận để khiến người kia hiểu. Đôi khi tranh luận để làm sáng tỏ vấn đề. Đôi khi bạn nên tranh luận cũng chỉ bởi đó là thứ mà bạn cần phải nói.

Con đường rèn luyện bản lĩnh đàn ông số 2: Tranh luận đôi khi chỉ là cách để bạn bảo vệ chính bản thân mình khỏi những lời chỉ trích.

3. Hãy tập dẫn dắt nếu muốn bản lĩnh hơn

Trên đời này có 2 kiểu người. 

Một là những người follower, tư tưởng của những người này là chỉ chờ người khác dẫn dắt, chỉ đạo là làm theo.

Trong số chúng ta ai cũng có thể là follower ở nhiều góc cạnh cuộc sống. Chỉ là đừng giữ thái độ là kẻ chờ sự chỉ đạo dẫn dắt trong mọi mặt của cuộc sống

Kiểu người thứ 2 là leader, những người dẫn dắt. Để trở thành leader sẽ có thời điểm bạn là follower. Nhưng khi cảm thấy mình giỏi, mình nhiều kinh nghiệm, đủ lông đủ cánh thì bạn hoàn toàn có thể dẫn dắt đời mình cũng như một nhóm nhỏ, vừa nào đó.

Những người đàn ông bản lĩnh, chất lượng thật sự rất thú vị, đôi khi, chỉ cần bày cho họ một vài bước cơ bản là họ sẽ tự động não tìm hiểu những bước còn lại và làm tới cùng. 

Trở lại câu chuyện, nếu bạn thực sự muốn rèn luyện bản lĩnh đàn ông, hãy học cách trở thành leader thay vì follower mãi mãi.

Con đường rèn luyện bản lĩnh đàn ông số 3: Hướng bản thân mình trở thành leader trong lĩnh vực mình khao khát, muốn chinh phục. Bạn có thể không phải là BIG THING, nhưng bạn phải là SOMETHING, chứ đừng là NOTHING

 

 

Tôi khá hiểu tâm lý của những người đi làm nhưng làm không hết sức, chỉ mong hết thời gian và về nhà làm thứ khác.

Vì tôi cũng đã từng như vậy mà.

Tôi có một góc nhìn rộng lượng hơn, tôi không quy chụp đó là điều sai trái và yếu đuối. Tôi coi đó là một khoảng trống trong quá trình phát triển bản thân của mỗi người. Có những người may mắn, tìm được thứ mình yêu thích và làm đúng công việc đó, nên họ phát triển rất sớm và rất nhanh. Thật đáng mừng. Có những người ít may mắn hơn, vẫn phải chạy vòng vòng đi tìm kiếm điều mình thực sự thích, nhiều khi làm việc chỉ như cái máy và không có chút tình yêu nào với công việc.

Và bạn à, cho dù bạn tìm được điều mình thích hay chưa, thì với công việc hiện tại, hãy cứ làm việc cho thật tốt đã nhé.

Vì sao?

Có nhiều lý do lắm, mình sẽ chia sẻ một vài ý nhé.

Thứ nhất là công việc "trong mơ" không phải lúc nào cũng rõ ràng mồn một ở vẻ bên ngoài. Có những điều phải làm nó, thật sự chăm chỉ, và sống với nó đủ lâu thì mới thấy được niềm thích thú thật sự. Có đứa bạn mình, nó lúc đầu cũng ít có thích nghề bác sỹ. Nhưng tính nó chăm chỉ, cũng học tập và đi làm siêng năng, rồi một ngày nó nói với tôi là nó yêu cái nghề này lắm. Rồi nghe nó kể một đống hoài bão nó sẽ làm vớ nghề y mà tôi nghe không chống đỡ nổi luôn.

Thứ hai là rất nhiều niềm vui trong công việc đến từ sự xuất sắc trong công việc. Bạn có đam mê ca hát, nhưng hát hoài không hay thì sớm muộn gì cũng phát chán việc ca hát thôi. Còn những bạn hát hay, hát nhiều được bạn bè khen, giành giải cấp phường cấp quận này nọ, tự dưng sẽ thấy vui và phấn khích hơn nhiều, rồi lại càng thích ca hát hơn nữa. Nên chúng ta cũng đừng vội nói là công việc này chán, công việc này không phải dành cho tôi. Có thể đơn giản chỉ là chúng ta chưa làm được đến mức độ "xuất sắc" của nó, để tận hưởng niềm vui của sự hoàn thành, để thấy rằng mình cũng có tài. Hãy kiến trì, và làm cho tới bến nhé.

Thứ ba là, thành công của công việc này sẽ kéo theo thành công của công việc khác. Nên cho dù việc hiện tại chưa phải là "trong mơ" của chúng ta, thì biết đâu đấy, nó lại là tiền đề để công việc "trong mơ" thành công? Steve Jobs chẳng biết phải đi học thiết kế chữ viết để làm gì, nhưng khi ông thiết kế giao diện cho máy tính Mac, nó đã là tiền đề để ông tạo ra đế chế Apple với giao diện người dùng tuyệt vời. Công việc bán hàng qua điện thoại của bạn hiện tại có thể là nhàm chán, nhưng biết đâu đấy, nó lại là tiền đề để bạn là một người giám đốc giỏi sau này. Với tính kiên trì, khả năng giao tiếp tốt, chịu được áp lực, và thấu hiểu tâm lý người đối diện,… mà bạn đã học khi còn nhân viên bán hàng, chẳng phải bạn là ứng viên tuyệt vời cho vị trí giám đốc sao? Mình không nói chắc chắn nhân viên bán hàng sẽ thành giám đốc, nhưng mình tin chắc có rất rất nhiều người từng là nhân viên bán hàng xuất sắc đã trở thành lãnh đạo xuất sắc.

Những ví dụ ở trên chỉ minh họa cho những lập luận của mình. Cuộc đời mỗi người sẽ phát triển theo mỗi cách khác nhau, và chúng ta phải học hỏi và cố gắng không ngừng để khám phá nó. Và bước lùi lại, nhìn vào một bức tranh tổng thể của cuộc đời, chẳng phải là việc làm tốt công việc hiện tại khiến cuộc sống chúng ta bước thêm những bước mới sao. Chẳng phải nó khiến cho ta trở thành cá nhân giỏi giang hơn và nhiều tiềm năng hơn sao. Cho dù đó chưa phải là công việc "trong mơ", chưa phải là niềm đam mê chúng ta theo đuổi. Và hãy đối diện sự thật, biết chúng ta đang đứng ở đâu và làm tốt nhất những gì có thể ở vị trí đó.

1. Nếu muốn "làm điều mình muốn", chúng ta phải làm việc chăm chỉ gấp 3 lần người khác

Phần lớn chúng ta không dành cả đời để làm những gì mình muốn

Chúng ta dành thời gian để đi làm những thứ mà được xã hội hoặc những người khác khuyên là nên làm và muốn chúng ta làm.

Để rồi, ước mơ nhỏ nhoi, chính đáng nhưng xa vời của hầu hết tất cả chính là: Được làm điều mình thích.

Muốn làm được điều này, các bạn phải cố gắng ít nhất 3 lần:

Lần thứ nhất cố gắng không bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh, biết xoá bỏ những kỳ vọng của người khác để đặt quyền ưu tiên của mình lên.

Lần thứ hai bắt tay vào làm điều mình thích.

Lần thứ ba tiếp tục làm lại một lần nữa tốt hơn, sau thất bại đầu tiên - bởi vì không phải cứ thích là thành công ngay từ lần đầu.

2. Đằng sau sự tức giận luôn luôn là những nỗi sợ và sự ích kỷ

Nỗi sợ của một người dẫn họ đến những con đường hầm tối đen, ở đó có sự tức giận, lòng ích kỷ.

Các bạn cãi nhau với người yêu, nổi khùng nổi điên lên - một là bởi vì các bạn chỉ biết nghĩ cho mình, hai là các bạn sợ mất họ.

Các bạn lớn tiếng với bạn bè, bởi vì sợ rằng họ sẽ nói ra điểm yếu của mình.

Chúng ta chỉ thực sự trưởng thành khi kiểm soát được những cơn tức giận. Muốn làm điều đó, chỉ có một cách là bao dung hơn và buông bỏ những nỗi sợ vô hình.

3. Thói quen mỗi ngày sẽ quyết định tương lai của chúng ta

Các bạn muốn mình trở thành một người giàu có trong tương lai, và các bạn ước gì đùng một cái mình có khoản tiền từ trên trời rơi xuống.

Không, các bạn phải học cách tiết kiệm từng khoản nhỏ, biết đầu tư đắp đổi, rồi mới xây lên được khoản tiền lớn.

Các bạn hiểu rằng có lẽ dậy sớm sẽ giúp người ta làm được nhiều việc hơn, và các bạn lại ước một ngày nào đó tự dưng mình dậy vào lúc 4h sáng, tỉnh táo và thành công.

Đừng nằm mơ!

Các bạn phải cho cơ thể sự thích nghi và kiên trì.

Đang 8h sáng mới dậy thì hôm nay sẽ dậy sớm 30 phút, một tuần đã quen thì lại tiếp tục dậy sớm 30 phút hoặc 1 tiếng nữa, cứ như vậy thì các bạn mới hình thành được thói quen này và biến nó trở thành lối sống của mình.

Không có con đường tắt nào để đến với tương lai tốt đẹp hơn ngoài việc các bạn phải thay đổi bản thân mình mỗi ngày!

4. Cảm xúc cũng cần được luyện tập

Khi nhắc đến sự luyện tập, người ta nghĩ nhiều về kỹ năng.

Kỹ năng chơi đàn guitar, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiếm tiền.

Nhưng sự thật là: Cảm xúc cũng là thứ có thể tập luyện được.

Chúng ta có thể học cách tha thứ.

Chúng ta có thể học cách để hài hước hơn.

Chúng ta có thể học cách tự làm vui cho chính bản thân mình.

Bởi vì vốn dĩ khi sinh ra, ai chẳng giống nhau, nhưng qua quá trình trưởng thành, có người lạc quan, có người tiêu cực - chính là do họ đã học được điều gì.

5. Mỗi người đều được lập trình khác nhau

Câu nói này tưởng chừng như khá sáo rỗng dùng để động viên người khác, nhưng không.

Khi sinh ra, chúng ta có bố và mẹ khác nhau, lớn lên trong những gia đình khác nhau, học ở những ngôi trường khác nhau, có những người bạn khác nhau - đấy là chưa kể đến chuyện có những bộ gen khác nhau.

Từ đó, người ta có những suy nghĩ khác, có những ước mơ khác và cách sống khác.

Các bạn không thể thay đổi một người và cũng không có quyền để phán xét một người.

Ngay cả trong một mối quan hệ, chúng ta cũng không bao giờ nên có tham vọng rằng mình sẽ có năng lực thay đổi đối phương!

6. Thành công không chỉ là kết quả cuối cùng, nó là một hành trình

Câu này chắc các bạn nghe nhiều rồi, nhưng không phải ai cũng ngộ ra.

Sự cố gắng, sự kiên trì, sự bản lĩnh của các bạn khi đi từ đầu hành trình đến cuối hành trình chính là tài sản vô giá.

7. Chăm chỉ và sự vui vẻ không loại trừ nhau

Chúng ta thường nghĩ rằng:

Nếu chăm chỉ làm việc thì cả đời sẽ căng thẳng, sẽ stress, sẽ mệt mỏi và lúc nào cũng tất bật. Đó là cái giá phải trả.

Còn nếu muốn vui, thì phải chấp nhận ít tiền, sống "chill" mỗi ngày.

Nhưng sự thật không phải như vậy.

Các bạn hoàn toàn có thể vừa chăm chỉ, vừa tìm thấy những niềm vui của cuộc sống nếu biết sắp xếp thời gian, sắp xếp công việc và hiểu mình muốn gì.

 

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.