Có một cậu bé đang di chuyển tảng đá lớn trong sân. “Con
trai, chỉ cần con cố gắng hết sức, con sẽ làm được”, người cha đứng bên
cạnh cổ vũ. Nhưng tảng đá quá nặng nên cậu bé không thể di chuyển được nó.
Cậu bé nói “Cha ơi! Tảng đá nặng quá con đã cố hết sức mà
vẫn không thể làm nó di chuyển được”.
“Con chưa thật sự dùng hết sức của mình đó thôi! Con trai à!”, người
cha mỉm cười và giải thích: “Ta luôn ở bên cạnh con, tại sao con lại không
nhờ ta giúp nhỉ?”
Lắm lúc, chúng ta cũng giống như đứa trẻ ấy. Thông thường, khi
xét xem mình có thể làm được việc nào đó hay không, ta chỉ xét đến năng lực của
bản thân mà không nghĩ đến việc nhờ sự trợ giúp từ người khác. Kỳ thực, không
có ai quy định rằng ta phải một mình làm cho thật tốt việc nào đó. Trong cuộc sống
hiện nay, cũng có rất nhiều người thành công. Không phải là họ có năng lực lớn
đến thế, mà chỉ là họ biết “dùng người” – hợp tác cùng với những người
có năng lực. Hay còn gọi là “Mượn lực”.
Nhắc đến “mượn lực” thì phải nhắc đến Gia Cát Lượng sống trong
thời Tam Quốc, là một trong những người sử dụng chiến thuật này tài tình nhất.
Ngày nọ, Chu Du nói với Gia Cát Lượng rằng “Nội trong ba ngày
ngươi phải giao nộp cho ta đủ 10 vạn mũi tên. Về cơ bản đây là việc không thể
thực hiện được. Vậy tại sao Gia Cát Lượng vẫn đồng ý? Không chế tạo được nhưng
ta có thể mượn kia mà! Ta muốn giết ngươi, hãy cho ta mượn 10 vạn mũi tên!”
Gia Cát Lượng nghĩ đến Tào Tháo.
Ông thật sự đã làm vậy với Tào Tháo và trừ khi đầu óc của Tào
Tháo có vấn đề hắn mới chấp nhận việc này!
Tuy Tào Tháo dù đầu óc không có vấn đề nhưng ông đã thật sự cấp
cho Gia Cát Lượng 10 vạn mũi tên. Vào một buổi sớm, sương mù che phủ khắp đất
trời, Gia Cát Lượng cho hai mươi chiếc thuyền gỗ chở các hình nộm bằng rơm rạ,
giả vờ tiến đánh sang nơi Tào Tháo ở. Ông tưởng Gia Cát Lượng muốn giết mình thật
nên đã ra lệnh cho tất cả các Cung Thủ đồng loạt bắn tên về phía những chiếc
thuyền chở hình nộm. Chưa đến một canh giờ, Gia Cát Lượng đã thu lượm được hơn
10 vạn mũi tên do Tào Tháo bắn tới. Về sau câu chuyện lịch sử nổi tiếng này được
lựu lại với tên gọi là “Thuyền cỏ mượn tên”.
Ai nói chỉ có thể “mượn lực” từ những người cộng sự, bạn bè hay
người thân của ta nào? Đôi khi, đối thủ của mình lại là đối tượng tốt nhất để
ta “mượn lực ”. Chỉ khi ta có bước đột phá trong tư tưởng thì mới có thể thấy
thế giới này bao la đến dường nào.
Có một thư viện nổi tiếng thế giới ở Anh quốc với lượng sách khổng
lồ gồm các bộ sưu tập sách đa dạng, phong phú. Một lần, người ta muốn dọn dẹp lại
thư viện và chuyển sách sang “nơi ở mới”. Tuy nhiên, sau khi tính toán thì số
tiền vận chuyển lên đến con số quá lớn – Phải làm sao đây? Có người đưa ra cách
giải quyết thế này.
Đầu tiên, thư viện cho đăng mẫu tin như sau: “Bắt đầu từ hôm
nay, bất kỳ người dân nào trong thành phố cũng đều có thể đến thư viện mượn miễn
phí 10 quyển sách”. Kết quả là rất nhiều người chen chúc nhau đến. Chỉ
trong vài ngày, sách trong thư việc đã được mượn sạch. Sau đó, thư viện chỉ cần
thông báo địa điểm mới để mọi người đến đọc và trả sách đã mượn. Cứ như vậy,
thư viện đã “mượn lực” của mọi người để chuyển hết số sách của mình sang “nhà mới”
mà không phải mất khoản tiền khổng lồ cho việc vận chuyển.
Chắc hẳn bạn cũng muốn được như thư viện Đại Anh dùng “bốn lạng
đẩy ngàn cân” phải không? Nếu bạn có thể phát hiện ra “bốn lạng” của mình và
dám đem “bốn lạng” đó để “đẩy ngàn cân” (cũng giống như: lượng sách báo khổng lồ
trong thư viện và việc cho mọi người mượn sách miễn phí) thì “ngàn cân” không
là gì cả. Đôi khi, cho đi cũng là một loại “mượn lực” hữu hiệu đó chứ !
Đăng nhận xét