Vì sao phải bao dung? Bởi vì chúng ta sẽ học
được cách khiêm tốn! Bởi chúng ta không có cái gì đáng để khoe khoang! Tại sao
phải khiêm tốn? Bởi vì chúng ta cần tự trọng. Một con người trưởng thành nhất định
phải biết khiêm tốn; còn người chưa trưởng thành sẽ chỉ vênh váo tự đắc mà
thôi.
1.Tỉnh ngộ
Chẳng hạn như việc ăn cơm, khi ăn đến bát
cơm thứ năm, ăn đến nỗi no căng bụng, nhưng nếu biết trước
như thế chẳng phải sẽ không ăn thêm một bát nữa hay sao? Hay quá trình đi đường
cũng thế, đã đi được ba ngày đường rồi và cuối cùng chỉ bước thêm một bước nữa
là tới được đích, sớm biết chỉ đơn giản như thế thì đã không vất vả đi xa như vậy
hay sao? Nhưng nếu bạn thật sự không tốn công đi như thế thì bạn chẳng thể
nào tới được đích.
Cho dù là đã giác ngộ được, nhưng trước đó
bạn nhất định phải tốn rất nhiều công sức mới có thể làm được, cũng giống như
trong màn đêm dày đặc chỉ cần một ngọn đèn đã khiến cả không gian bừng sáng lên
rồi. Con người ta cũng có lúc cố chấp, không thông suốt, và một ngày nào đó cơ
duyên chợt nghé thăm, suy nghĩ liền thay đổi, trở nên vô cùng sáng suốt, từ đó
cả cuộc đời của một người sẽ có chuyển biến rất lớn.
2. Chịu thiệt
Khi hai bên quyết liệt tranh đấu, cuối cùng
cả hai đều thiệt, ngược lại cả hai đều chịu nhường cho nhau thì kết quả cả hai
bên đều có lợi. Nhường nhịn không có nghĩa là bị chịu thiệt , xuất phát từ văn
hóa lịch sự, nó càng làm cho bầu không khí giữa mọi người càng thêm hài hòa. Nhịn
một chút tưởng chừng mình chịu thiệt nhưng thực tế lợi ích lại thuộc về mình.
Chuyện kể rằng, một ngày nọ Diêm Vương nói
với hai con quỷ rằng: “Hai ngươi có thể đầu thai làm người, bây giờ trong tay
ta có hai tờ giấy đại diện cho số mệnh của hai ngươi, một người cả đời phải cho
đi, người còn lại chỉ cần nhận sự trợ giúp từ người khác, các ngươi chọn cái
nào?”
Con quỷ A quỳ xuống và trả lời : “Muôn tâu
Diêm Vương, con muốn trở thành người chỉ cần hưởng thụ từ sự giúp đỡ của người
khác”, vì thế c
on quỷ B đành phải chọn làm người cả đời sống chỉ để giúp đỡ
người khác.
Diêm Vương không nói gì, chỉ xúc động một
chút rồi phán rằng: “Con quỷ A, ngươi sẽ đầu thai làm ăn mày, đi đến đâu cũng
phải xin ăn từ người khác; còn con quỷ B, ngươi sẽ được đầu thai vào một gia
đình phú hộ có đức, luôn luôn cứu giúp người khác”.
3. Tự kiểm điểm
Chúng ta phải thường xuyên cảm thấy xấu hổ,
phải biết nhận lỗi, phải biết cảm ơn. Người mà biết tự kiểm điểm, mọi hành vi
đều quang minh chính đại là những người có lương tri. Ngoài ra, người có
tấm lòng lương thiện, biết sám hối, có lòng bao dung, biết giúp đỡ người khác,
đây đều là những phẩm chất tốt đẹp, cao cả và cần phải phát huy của con người.
4. Lợi ích nhỏ nhặt
Vì một chút lợi nhỏ mà đi hãm hại người
khác , lâu dần mọi người tự nhiên sẽ không muốn làm việc cùng bạn nữa. Chỉ vì uống
một cốc nước mà làm cả một nguồn nước bị ô nhiễm, loại hành vi “ bỏ gốc lấy ngọn”
này thì cuối cùng người bị hại chỉ là bản thân mình mà thôi.
5. Khiêm tốn
Vì sao phải bao dung? Bởi vì chúng ta sẽ học
được cách khiêm tốn! Bởi chúng ta không có cái gì đáng để khoe khoang! Tại sao
phải khiêm tốn? Bởi vì chúng ta cần tự trọng. Một con người trưởng thành nhất định
phải biết khiêm tốn; còn người chưa trưởng thành sẽ chỉ vênh váo tự đắc mà
thôi.
6. Cố chấp
Khi người ta cảm thấy mơ hồ thì trong lòng
sẽ có rất nhiều mối lo không thể tháo gỡ được. Đó là do bản thân mình chỉ để
tâm vào chuyện vụn vặt, khăng khăng cho mình là đúng, không nghe lời khuyên
thành thật mặc dù có vẻ khó nghe từ người khác. Vì thế khi chúng ta gặp
chuyện không thuận lợi, nảy sinh phiền muộn, cho dù có là mê muội, ngu ngốc hay
là ác ý, chỉ cần không cố chấp đến cùng thì nhất định sẽ có cách để giải quyết.
Còn có cách nói là “ trong khổ có biến, có biến ắt sẽ thông”, bởi vì không ngừng
tìm kiếm cách giải quyết một vấn đề nào đó nên sẽ giác ngộ được nó, giác
ngộ được thì chắc chắn thu được ích lợi, hay chính là nói rằng: “ trong mê muội
không cố chấp, thì trong tỉnh ngộ sẽ được hưởng thụ”.
7. Từ bỏ
Điều quan trọng là từ bỏ cái gì, làm sao để
từ bỏ. Lựa chọn cái gì cần từ bỏ, cái gì cần nắm giữ. Khoác lên mình vinh
quang , nếu là quá lớn thì sẽ rất vất vả; từ bỏ vinh quang, lúc cần dùng
tới thì sẽ cảm thấy thật phiền phức. Vì thế, khi gánh vác phải gánh vác còn khi
cần từ bỏ phải từ bỏ. Lúc con người không từ bỏ được công danh phú quý
thì phải bán mạng để giữ nó; còn khi không thể từ bỏ được buồn
vui li hợp thì người ta luôn phải đấu tranh vùng vẫy trong đó; không thể từ bỏ
tiền tài, danh vị, tình cảm thì con người phải chìm đắm trong nó; không thể từ
bỏ được thị phi, được mất, thiện ác thì cảm thấy không yên lòng.
8. Kẻ thù
Kẻ thù lớn nhất trong cuộc đời của con người
chính là bản thân mình; ốm đau, phiền muộn cũng là kẻ thù của mình.
Ốm đau mặc dù là kẻ thù nhưng vẫn có biện pháp để trị khỏi , thậm chí còn có
câu nói: “Làm bạn với bệnh tật” ; phiền muộn tuy là kẻ thù nhưng chúng ta vẫn
phải đối mặt với nó, càng phải “Chuyển phiền muộn thành động lực”.
9. Lòng bao dung rộng lớn
Trong thế chiến lần thứ hai, Nhật Bản bất
ngờ tập kích cảng Trân Châu, dùng đạn pháo để đập tan sức mạnh quân sự của Mỹ
nhưng không thể chinh phục được người Mỹ. Và cho đến ngày nay, Nhật xuất khẩu
xe ô tô TOYOTA sang Mỹ, chiếm lĩnh hơn một nửa thị trường Mỹ, và đã chinh phục
được giao thông, kinh tế của Mỹ. Nhưng người Mỹ không cho rằng điều đó là không
tốt, bởi vì bất kì hàng hóa nào muốn lưu thông thuận lợi cũng đều phải trải qua
sự kiểm nghiệm của thị trường, cũng bởi thế mà các nước thế giới có cơ hội học
hỏi và tiếp thu văn hóa lẫn nhau.
Có câu “Bao dung là cao cả”, một quốc
gia càng to lớn thì tấm lòng phải càng như “Thái sơn không nề đất đai, biển cả
không từ sông nhỏ”.
10. Bình tĩnh
Trong một ngày, chúng ta nên có ít nhất 10
phút yên tĩnh để cho tinh thần được nghỉ ngơi, có một khe hở dành chỗ cho ánh
sáng mặt trời chiếu rọi vào. Trong một năm, những người sống trong các thành phố
nên có ít nhất một tháng để sống một cuộc sống yên tĩnh. Nếu chúng ta sống lâu
trong cuộc sống xô bồ, ồn ào ắt sẽ phát sinh nóng nảy, rối loạn, ầm ỹ, con người
khi đó sẽ mất đi phương hướng, không phân biệt được đúng sai, bị người khác thừa
dịp dắt mũi. Lúc này phải học cách giữ được bình tĩnh mới có thể thực sự
đối mặt với vấn đề, mới có niềm hi vọng vào bản thân và cuối cùng có thể
đạt tới ranh giới bình yên “bình yên và khỏe mạnh cả về thể xác lẫn tâm hồn”.
Đăng nhận xét