Câu chuyện "quên kéo khóa quần" ...

Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất, nó có thể giúp bạn thành công và giúp bạn làm giàu, miễn là bạn dũng cảm, đam mê, kiên trì, nỗ lực học hỏi và theo đuổi nó đến cùng.

Bạn luôn có thể dễ dàng rút ra một bài học từ những việc dù là nhỏ nhặt và gần gũi nhất mà mình đã trải qua hoặc từ những câu chuyện của người khác. Những bài học kinh doanh cũng vậy, tất cả những bài học này có thể sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống hay trong công việc. Một số ý kiến về những bài học trong kinh doanh và cuộc sống như sau:

Bạn Quý Nguyễn chia sẻ: “Mỗi người thành công họ đều có quan điểm và triết lý riêng và điều đó luôn luôn đúng vì họ đã làm được. Vì vậy không có gì khó hiểu cả. Nếu bạn muốn thành công thì bạn cũng nên như vậy. Ít sao chép từ người khác mà hãy tự sao chép mình.”
Bạn Đinh Tuấn chia sẻ bài học của mình: “Người làm kinh doanh phải nghiêm khắc với bản thân - và nhất định phải biết nói "KHÔNG"”
Bạn Trần Hoằng cũng thành thật chia sẻ: “Tôi đã mua kha khá sách dạy kinh doanh, dạy làm giàu mà chưa đọc và áp dụng một quyển nào. Cái tôi thiếu đó là sự kiên trì và lòng quyết tâm. Cái tôi cần là thay đổi.”
Bạn Mèo già nói: “Muốn tìm công việc phù hợp thì bạn phải chịu khó đi ra ngoài nhiều hơn như tỷ phú Lý Gia Thành đã nói, rồi bạn sẽ tìm được công việc phù hợp và làm cho mình giàu hơn.”

Đa số các bài học kinh doanh được đúc kết từ những doanh nhân thành đạt, điều mà họ hơn bạn là họ luôn nhận ra cơ hội trong khó khăn và có thể rút ra bài học từ những việc họ tự mình trải nghiệm hay vô tình nghe được, nhìn thấy được ở người khác. Bạn có thể tham khảo một bài học từ Trí Thức Trẻ qua bài viết: “Câu chuyện anh chàng "quên kéo khoá quần": Bài học quản trị doanh nhân nào cũng cần học thuộc
Trong chuỗi bài viết với chủ để "Thư gửi Mr. Manager", ông Lâm Bình Bảo, Tổng giám đốc công ty Prominent Dosiertechnik Việt Nam (ngành xử lý môi trường) đã có những bài viết về chiến lược quản trị.
Ông Lâm Bình Bảo, Tổng Giám Đốc công ty Prominent Dosiertechnik Việt Nam (ngành xử lý môi trường) vừa có bài đăng trên trang cá nhân về Nguyên tắc phê bình xây dựng qua câu chuyện "Anh chàng quên kéo khóa quần" như sau:

“Khóa quần quên kéo” và nguyên tắc phê bình xây dựng
Một chàng trai quên kéo khóa quần. Một cô gái thấy thế nhắc khéo “Gara nhà anh quên khóa cửa kìa”. Anh chàng đỏ mặt, kéo vội khóa quần và bông đùa chữa thẹn “Cô thấy chiếc BMW trong gara có hoành tráng không?”. Cô gái cười khúc khích “Tôi chỉ thấy chiếc xe đạp xẹp bánh nằm chỏng chơ”. Vài giây sau cô tiếp “Nhưng chiếc xe đạp của anh khi bánh căng sẽ đi xa lắm đấy!”
Phê bình những hành vi tiêu cực của nhân viên chưa bao giờ là công việc dễ dàng cho bất kỳ nhà quản lý nào. Đơn giản là chẳng ai muốn thừa nhận mình sai. Với nhiều người điều ấy tựa như cái tát vào lòng “tự ái” ẩn danh dưới lớp áo mỹ miều “tự trọng”.
Làm thế nào để người nhận phê bình tâm phục, khẩu phục? Hãy phê bình như thể bạn nhắc khéo người khác quên kéo khóa quần vậy.

1. Thiện chí
Bạn nhắc người quên kéo khóa quần chỉ nhằm 1 mục đích duy nhất: Giúp họ tránh khỏi phải xấu hổ. Tương tự như thế bạn phải tâm niệm rằng phê bình chỉ xuất pháp từ thiện chí muốn nhân viên thành công. Bạn hãy cho nhân viên biết điều ấy ngay từ đầu. Phê bình xây dựng giúp nhân viên củng cố hành vi tốt và từ bỏ hành vi xấu.
2. Riêng tư
Bạn không thể oang oang nhắc ai đó quên kéo khóa quần giữa chốn đông người. Thương nhau kiểu ấy bằng mười hại nhau. Bạn ý tứ, ghé tai nói nhỏ. Tương tự như vậy hãy phê bình góp ý khi chỉ có 2 người riêng với nhau.
3. Ngay lập tức
Ngay khi bạn thấy ai đó quên kéo khóa quần, bạn đâu chờ lâu mới nhắc nhở phải không? Nếu bạn nhận ra hành vi tiêu cực, hãy phê bình ngay khi có thể. Phản hồi ngay lập tức vừa giúp tránh hiểu lầm rằng hành vi đó được chấp thuận, khuyến khích hoặc giúp nhân viên nhận biết rằng hành vi ấy không được phép.
4. Tập trung vào hành vi, chứ không phải con người
Chúng ta luôn ưa thích đóng vai nhà tâm lý học. Nhìn hiện tượng, quy bản chất con người. Nhưng tiếc thay, nhà tâm lý học nghiệp dư ấy lại dễ sa đà vào tấn công cá nhân. Người bị phê bình nhanh chóng phòng thủ, chống trả. Bao lời thiện chí tợ như gởi hương cho gió ngàn bay “Mưa biếc tha hồ rơi hạt ngọc. Lá xanh không ướt đến da ngoài”.
5. Cụ thể, tích cực, ngắn gọn
Bản trường ca trách móc sẽ nhanh chóng trở thành “đàn gảy tai trâu”. Hãy tập trung vào hành vi cụ thể, ngắn gọn, chớ vòng vo tam quốc. Sử dụng ngôn ngữ tích cực sẽ đạt kết quả tích cực.
6. Thỏa thuận về giải pháp
Nến nhớ rằng “Thành công không nằm ở việc không bao giờ phạm sai lầm, mà ở việc không bao giờ phạm phải cùng một sai lầm lần thứ hai” (Bernard Shaw). Hãy khuyến khích nhân viên tự hiểu và đề xuất giải pháp tránh lặp lại sai lầm.
7. Kết thúc với nốt cao
Phê bình xây dựng không nhằm đánh sập thành lũy tự tin của nhân viên mà nhằm phát triển họ. Những bản nhạc hùng hồn luôn kết thúc với nốt cao. Hãy giúp khơi gợi lòng tự tin và quyết tâm của nhân viên. Chiếc xe đạp xẹp bánh sẽ đi xa một khi chiếc bánh được bơm căng!
Một khi hiểu rằng xây dựng phê bình không hàm ý phê phán cá nhân mà nhằm giúp nhân viên phát triển, nhà quản lý giỏi chưa bao giờ ngập ngừng và sẵn sàng “nhắc khéo kéo khóa quần”.


Chưa bao giờ việc lãnh đạo và quản trị nhân sự là đơn giản cả. Bạn không chỉ có kiến thức chuyên môn cao hơn người khác mà còn phải biết những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp và nghệ thuật lãnh đạo khi ứng xử với nhân viên và đối tác. Vì vậy nếu muốn leo lên vị trí cao bạn phải luôn học hỏi và cố gắng nâng cao trình độ của mình để trở thành một nhân viên tốt, quản lý bản thân tốt trước khi có thể quản trị người khác.


Đăng nhận xét

[blogger][facebook]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.