Cùng nhau mở rộng chân trời kiến thức Chia sẻ để thấu hiểu!

Ai đã lấy miếng pho mát của tôi?

“Ai đã lấy miếng pho mát của tôi” là quyển sách được xuất bản lần đầu năm 1998. Đến nay quyển sách này vẫn còn nguyên giá trị và tính “thời sự”. Trong thời điểm suy thoái kinh tế như hiện nay, chúng ta cần nghiền ngẫm lại quyển sách để hiểu được nguyên nhân của sự thất bại, nghèo khó của rất nhiều người trong cuộc sống.

TÓM TẮT NỘI DUNG

Quyển sách kể về câu chuyện trong một mê cung. Mê cung này có nhiều căn phòng, trong một số căn phòng có chứa rất nhiều pho mát gọi là “kho pho mát”.

Nhân vật chính của chúng ta là 2 người tí hon và 2 con chuột. Họ sống nhờ pho mát trong mê cung.

Bốn người bạn của chúng ta tìm thấy một kho pho mát rất lớn. Họ cho rằng nó có thể nuôi sống họ cả đời
Một ngày nọ, kho pho mát đã cạn. Và số pho mát trong kho không giúp họ no đủ nữa.
Câu chuyện của chúng ta xoay quanh phản ứng của bốn nhân vật trước “sự kiện trọng đại” này.
Hai người tí hon vẫn giữ thói quen đi về kho pho mát cũ và quyết tâm tìm ra lý do cho sự thiếu hụt pho mát: “Ai đã lấy miếng pho mát của tôi?”. Họ dành hàng giờ để tranh luận và điều tra sự việc này.
Trong khi đó, hai chú chuột với bản năng vốn có của chúng, lập tức rời kho pho mát cũ và đi tìm kho pho mát mới…

BẠN ĐANG LÀM GÌ?

Thật không khó để nhận thấy “kho pho mát” của chúng ta hiện nay đang thiếu hụt nghiêm trọng.
Cách đây 5 năm, bạn và gia đình có thể đi du lịch 3 lần mỗi năm. Cách đây 3 năm, bạn có thể thoải mái chơi bời với bạn bè hàng tuần. Cách đây 2 năm, bạn có thể thoải mái ăn những món mà mình thích.
Bây giờ, những thứ ấy không còn nữa!
Và bạn đang làm gì?
Bạn dành thời gian cho những việc vô nghĩa như đi tìm lý do cho sự nghèo đi của bạn? Bạn than vãn với mọi người về tình hình khó khăn hiện nay? Hay tệ hại hơn: BẠN KHÔNG LÀM GÌ CẢ?
Có phải bạn đang làm cùng một cách như thời điểm trước đây 1 năm?

Định nghĩa sự điên rồ: Lặp đi lặp lại một hành động và hy vọng kết quả sẽ khác đi
(Albert Einstein)

NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ NGHÈO

Có hàng đống nguyên nhân để giải thích cho sự nghèo. Tuy nhiên, quyển sách “Ai đã lấy miếng pho mát của tôi” chỉ cho chúng ta thấy có 2 loại người nghèo trong xã hội này, đó là:
  • Những kẻ không làm việc
  • Những kẻ không chịu thay đổi
Nếu bạn thuộc một trong hai loại người trên thì dù bạn có bạc vàng trong tay, bạn vẫn là người nghèo.
Nếu bạn thuộc một trong hai loại người trên mà bạn lại không có tiền, bạn là người nghèo đích thực :D
Cách đây 4 năm, tôi có quen một vài người bạn kinh doanh đa cấp. Họ chê trách nhiều “ông chủ kinh doanh truyền thống” vì đầu óc bảo thủ, không chịu tiếp thu, tìm hiểu cái mới.
Ngày hôm nay tôi gặp lại những người bạn đó. Đáng tiếc thay, họ lại trở thành những người “bảo thủ” mà họ đã từng chỉ trích: làm giống hệt những gì 4 năm trước họ đã làm, và từ chối mọi lời đề nghị hợp tác nằm ngoài công việc đa cấp.
Thay đổi và thích nghi là bản năng quý giá của mọi sinh vật. Nếu bạn từ chối sự thay đổi, bạn đang đào thải chính bản thân mình.

MIẾNG PHO MÁT MỚI Ở ĐÂU?

Câu chuyện của chúng ta kết thúc có hậu khi một trong 2 người tí hon đã quyết định để thay đổi cuộc sống của mình: bước vào mê cung để tìm ra kho pho mát mới. Hành trình này đầy rẫy khó khăn.
Anh ta sẽ đối diện với nỗi sợ hãi của bản thân, những thứ mới lạ nằm ngoài sự hiểu biết vốn có, và những hiểm nguy trên cuộc hành trình.
Nhưng anh ta biết rằng, “miếng pho mát mới ở đâu” mới chính là câu hỏi mà anh cần tìm lời giải đáp.
Bạn đã làm điều gì mới lạ trong thời gian qua?
Có phải bạn vẫn làm công việc cũ, gặp những người bạn cũ, đi trên con đường cũ, tư duy cùng một cách cũ?
Đã đến lúc cho sự thay đổi!
Hãy bắt đầu bằng những hành động nhỏ nhất: đặt ra mục tiêu làm một điều mới lạ trong 30 ngày
  • Gặp một người bạn mới
  • Tham gia một câu lạc bộ mới
  • Tìm hiểu một mô hình kinh doanh mới
  • Đọc một quyển sách mới
  • Tham dự một buổi hội thảo mới
Những hành động nhỏ này chính là mầm mống cho những thay đổi diệu kỳ trong cuộc sống của bạn.
Hãy mở lòng ra tiếp nhận những cách suy nghĩ của người khác. Hãy sẵn sàng trả giá cho những trải nghiệm mới lạ. Hãy sẵn sàng cho mọi thất bại.

Hãy sẵn sàng cho một hành trình KHÔNG ĐOÁN TRƯỚC đầy ý nghĩa.

Đăng nhận xét

[blogger][facebook]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.