Có những người, vào những ngày trời quang mây tạnh sẵn
sàng đưa ô cho bạn mượn, nhưng lúc mưa, lại âm thầm cầm ô đi mất. Lúc bạn đọc
họ, tuyệt đối đừng oán trách họ. Bởi bản thân họ không muốn bị thấm mưa (huống
hồ gì đó là ô của họ), cũng không muốn chia sẻ gánh nặng với người khác. Bạn
còn có thể nói gì? Vẫn nên tự chuẩn bị cho mình một chiếc ô thì hơn!
1. Đọc người
Mỗi người là một cuốn sách. Đọc người khó
hơn đọc những cuốn sách thông thường rất nhiều. Trong cuộc sống, mỗi một người
vừa là một cuốn sách lại vừa là một độc giả. Chúng ta nghiêm túc đọc, đọc cả nửa
đời người, nhưng cho tới nay vẫn chưa thể đọc hiểu được "cuốn sách đời người".
Ai chẳng muốn mình được hiểu, được người khác tiếp nhận, nhưng suy cho cùng, thứ
khó đọc nhất trên đời này chính là con người.
Có những người, khi bạn có chức có quyền,
chạy vòng vòng quanh bạn, nhưng khi bạn không còn gì trong tay lại trốn ở một
góc xa xa. Khi bạn đọc họ, hãy cố gắng hiểu họ. Bởi trong quá khứ, họ vì một
vài nhu cầu nào đó mà tán thưởng bạn, còn bây giờ không còn cái động lực đó nữa,
cũng không cần phải "cậu hát tớ khen hay" thêm nữa. Những lúc như
này, bạn cần phải tịnh tâm lại, tự hỏi mình: trước kia, có phải mình đã quá dễ
tin người?
Có những người, khi bạn dốc hết tâm can ra
với họ, họ tỏ ra là một dòng sông phẳng lặng, trong suốt, tươi mát, nhưng dưới
đáy sông lại là những dòng chảy hỗn tạp, đục ngầu. Khi bạn đọc họ, tuyệt đối đừng
hận họ. Bởi phàm là những quen đeo mặt nạ đi lừa dối người khác, họ sống cũng
không dễ dàng gì, không cần thận lại bị những người đeo mặt nạ khác lật mặt. Điều
bạn nên làm là tha thứ cho cách sống này của họ, đợi nhân tính của họ tự quay lại
và tự kiểm điểm lại mình!
Có những người, khi bạn vất vả gieo trồng,
họ đứng đó khoanh tay nhòm, không muốn đổ bất cứ giọt mồ hôi nào; nhưng khi bạn
thu hoạch, họ lại không chút xấu hổ tìm đủ mọi lý do đến chia sẻ quả ngọt với bạn.
Khi bạn đọc họ, đừng cảm thấy nực cười. Bởi có người sẵn sàng chia sẻ niềm vui
với bạn, bất kể trong lòng họ nghĩ cái gì, bạn cũng nên dùng sự vui vẻ để
nghênh đón họ, dẫu sao thì bạn có hi sinh một chút, nhưng lại thành toàn được
khát vọng thành tựu của cả một đời người, dần dần, sẽ khiến họ tự học được thế
nào là tự trọng, thế nào là xấu hổ.
Có những người, bên ngoài trông thì bóng
loáng, sang chảnh, cao quý nhưng nội tâm lại trống rỗng, toàn là sự vô tri và
ngu dốt, kiểu văn hóa ảo ấy thường thường sẽ bộc lộ qua lời nói và hành động.
Khi bạn đọc họ, tuyệt đối đừng khinh thường họ. Bởi họ không hiểu rằng quần áo
là do con người tạo ra, nó chỉ là một kí hiệu của đồng tiền, còn tri thức, nhân
phẩm và khí chất mới là giá trị đích thực của một người.
Đọc người khác, thực ra chính là đang đọc
mình; khi đọc "chân", đọc "thiện", đọc "mỹ", cũng
nên đọc được sự giả tạo đằng sau sự đạo mạo nghiêm trang, đọc được sự xấu xí đằng
sau sự mỹ miều trang nhã, đọc được sự giảo hoạt tinh ranh đằng sau mỗi nụ cười.
Đọc người, quan trọng nhất là đọc hiểu làm sao để làm người. Đọc người, là để
làm một con người đích thực. Vì vậy, lúc đọc người cũng phải học cách khoan
dung, học cách độ lượng, có như vậy mới đọc được những thứ có ích với bản thân,
mới đọc ra được sự cao thượng, đọc ra được sự vui vẻ, đọc ra được hạnh phúc. Một
người độ lượng ắt là một người khoan dung, tấm lòng như biển lớn, nhìn ra xa tận
chân trời. Khoan dung độ lượng giống như trời biển, trời xanh, biển rộng, tâm mới
rực rỡ.
2. Nhìn người
Thế giới vừa sáng lạn cũng vừa âm u, đường
đời vừa dài lại vừa ngắn. Ở một ý nghĩa nào đó, quá trình trưởng thành rất dài,
nhưng quá trình hủy hoại bản thân lại rất ngắn. Sau mỗi một đoạn đường, hãy
quay đầu nhìn lại, mỗi một lần quay đầu là một lần là một lần cho bản thân và sự
nghiệp một câu trả lời.
Nhìn xa. Sở dĩ nhìn xa quan trọng là bởi
không nhìn xa ắt sẽ phạm sai lầm. Có câu: "nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu",
nhìn xa, vừa là mục tiêu, vừa là quá trình, càng là một cảnh giới. Mục tiêu
thúc đẩy ta trưởng thành, quá trình làm phong phú cuộc đời, cảnh giới nâng cao
hình tượng. Một người bị cảnh vật trước mắt thu hút, khó có thể thấy được
"núi cao hơn"; một người bị những lợi ích nhỏ trước mắt che mắt, khó
mà thấy được "trời xanh hơn". Kiểu người như vậy thường tự hủy hoại
tương lai của chính mình bởi sự tự thỏa mãn, tự buông thả và tự nuông chiều bản
thân.
Nhìn thản nhiên. Thế giới này tồn tại quá
nhiều cám dỗ, vì vậy mà có quá nhiều dục vọng, càng có nhiều đau khổ vì không
thỏa mãn được khát vọng. Một người, nên dùng một tâm trí tỉnh táo và bình thản
sống hết cuộc đời này, nhìn đời với một cái nhìn hờ hững một chút, nếu không sẽ
sống với ngập tràn những ưu phiền. Nhìn đời, nhìn người lãnh đạm không phải
không cầu tiến thủ, mà là không quá bi lụy; không phải không theo đuổi mà là
bình yên, ninh tịnh, thản nhiên và an ổn. "Không vì vật mà vui, không vì
mình mà bi", tránh xa sự hối hả, gần gũi với thiên nhiên, đạm bạc chính ở
trong đó.
3. Làm người
Hôm qua, hôm nay, ngày mai là "3
ngày" mà ai cũng phải đối mặt. Sống tốt "3 ngày" này có một ý
nghĩa rất quan trọng với cuộc đời.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn, cái gọi
là "thất bại là mẹ của thành công", chính là ý này. Vì vậy, một ngày,
một tháng, một năm trôi qua, sau khi làm xong một việc gì đó cũng cần phải
nghiêm túc tổng kết lại, hình thành thói quen học hỏi rồi lại tiếp tục chiến đấu.
Mỗi người mỗi ngày, trong quá trình sinh hoạt, học tập, làm việc đều tiếp xúc với
rất nhiều người, trải qua rất nhiều việc, việc làm có tốt không, kết quả ra
sao, mỗi ngày đều phải chú ý quan sát, bạn sẽ không chỉ phát hiện ra thiếu sót
của bản thân mà còn rút ra được kinh nghiệm từ những người giỏi hơn mình. Thông
qua tổng kết, cái hay thì mình phát huy, cái xấu thì mình tìm nguyên nhân rồi
tìm cách thay đổi, sau đó rút ra được bài học, tiếp tục tiến lên phía trước,
không quay đầu bước lại con đường đã đi qua. Cái nên từ bỏ nhưng lại không từ bỏ,
sẽ chỉ tạo thành những khổ não trong cuộc sống.
Nắm chắc hôm nay. Hôm nay là hiện tại, là
những gì đang diễn ra. Sống hết mình mỗi một ngày "hôm nay", bởi lẽ mỗi
một ngày "hôm nay" là một ngày khắc phục những sai sót của ngày
"hôm qua" và là sự chuẩn bị tốt nhất cho "ngày mai".
Thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ,
đời người chẳng qua cũng chỉ là một cái búng tay. Hồi tưởng lại ngày hôm qua, tổng
kết kinh nghiệm cũng là đang tích cho mình một đống "tài sản"; nắm chắc
hiện tại, sống hết mình, trân trọng mỗi một cơ hội phát triển bản thân; lên kế
hoạch cho ngày mai nghĩa là đang vẽ ra tương lai của mình. Vì vậy, khi đã biết
cách thu hoạch từ hôm qua, trân trọng hôm nay, hoạch định ngày mai, sống tốt
"3 ngày" này, đời người, không có gì là khó vượt qua cả.uá
nhiều cám dỗ, vì vậy mà có quá nhiều dục vọng, càng có nhiều đau khổ vì không
thỏa mãn được khát vọng. Một người, nên dùng một tâm trí tỉnh táo và bình thản
sống hết cuộc đời này, nhìn đời với một cái nhìn hờ hững một chút, nếu không sẽ
sống với ngập tràn những ưu phiền. Nhìn đời, nhìn người lãnh đạm không phải
không cầu tiến thủ, mà là không quá bi lụy; không phải không theo đuổi mà là
bình yên, ninh tịnh, thản nhiên và an ổn. "Không vì vật mà vui, không vì
mình mà bi", tránh xa sự hối hả, gần gũi với thiên nhiên, đạm bạc chính ở
trong đó.
Đăng nhận xét