Hãy suy ngẫm 7 câu nói sau đây có thể giúp chúng ta thay
đổi cuộc đời theo hướng tích cực
1. Kẻ thù lớn
nhất đời người là chính mình
Nhiều người cứ thở dài thở ngắn rằng: “Tại sao mình lại
không được may mắn như người ta. Có được người cha, người mẹ giàu có. Vì có được
những thứ ấy nhất định mình sẽ thành người thành công, thành người chiến thắng
được tất cả”
Điều này sai quá, vì sao có những người ngủ gầm cầu vẫn
có thể đỗ được đại học, còn có những người con nhà giàu hẳn hoi, có xe đẹp đẽ để
lại hết ra tù lại vào tội.
Vậy điều khác biệt ở đây là gì?
Không phải
những điều kiện bên ngoài mà là những yếu tố bên trong cơ thể bạn mà thôi.
- Bạn đặt mục tiêu như thế nào và đã làm những gì để
đạt được mục tiêu ấy?
- Bạn đã thực sự cố gắng và vượt lên số phận chính
mình và số phận hay chưa?
Nói gì đi chăng nữa đừng đổ tội cho số phận. Số phận thì
không có tội, bạn sẽ là người có tội nếu cuộc đời của bạn có thế nấy vì bạn
chính là nghệ sĩ tạo nên mô hình của cuộc đời mình. Vậy nên hãy sống thật nỗ lực,
cố gắng làm đạt 100% hiệu suất có thể đừng hời hợt, đừng thoáng qua
2. Cá sống
lội ngược dòng cá chết trôi theo dòng sông
Có một câu khiến người ta cảm thấy vô cùng tán thán là:
“Cuộc sống có thực sự mệt mỏi”
Mệt mỏi là đúng rồi, thoải mái chỉ dành cho những người
đã mất mà thôi. Đường đi dễ dàng là đang xuống dốc, khó khăn là bởi vì bạn đang
lên dốc.
- Khổ thì mới là nhân sinh.
- Mệt mỏi thì mới là công việc.
- Biến hóa mới là vận mệnh.
- Nhẫn nhịn mới là từng trải.
- Cho đi mới là trí tuệ.
- Tĩnh tại mới là tu dưỡng.
- Buông bỏ mới chính là đạt được
Nếu như lúc này bản thân đang cảm thấy vất vả, thì hãy tự
nhủ rằng đường đi dễ dàng ấy là đang xuống dốc và mệt mỏi vì mình đang lên dốc
3. Tiền xu
luôn gây ra tiếng động, tiền giấy lại luôn im lặng
- Người khác nhìn thấy bạn ngủ đến trưa mới thức dậy,
nhưng họ không biết rằng gần sáng bạn mới đi ngủ
- Người khác nhìn thấy bạn lúc nào cũng cười nói vui
vẻ nhưng chẳng biết rằng trong đêm tối bạn khóc lóc khổ sở biết bao
- Người khác chê cười bạn chỉ biết dệt mộng nhưng mà
chẳng nhìn thấy quyết tâm của bạn
- Người khác nhìn thấy bạn thành công nhưng không biết
rằng bạn đã phải cố gắng trật vật như thế nào thì mới có được
Người ta ít quan tâm bạn vất vả ra sao, đã làm việc như
thế nào, bạn nói gì. Họ quan tâm nhiều hơn những gì bạn đạt được vì thế hãy im
lặng và tạo ra thành quả. Đừng đánh đồng tất cả. Cuộc đời đâu phải ai cũng như
ai.
Tiền xu thì luôn gây ra tiếng động nhưng mà tiền giấy thì
lại luôn im lặng. Vì thế khi mà giá trị của bạn tăng lên thì hãy giữ cho
mình sự khiêm tốn và nói ít đi. Đừng bao giờ ganh tị với những thành quả hiện
thời của người khác. Hãy chú tâm phát triển năng lực thực sự còn đang tiềm ẩn ở
bên trong mình. Luôn nở nụ cười trên môi và đừng quên rằng mọi điều sẽ chỉ tốt
đẹp nếu bạn cố gắng thật nhiều
4. Tranh
cãi với 1 kẻ ngốc để chứng minh có 2 kẻ ngốc
Trong đạo đức kinh Lão Tử có viết rằng “Đạo của bậc
thành nhân là làm mà không tranh”
Câu nói này khiến nhiều người bừng tỉnh đại ngộ, mà suy
ngẫm một chút lời ấy quả thực đúng. Lời nói ngọt khéo léo không phải là một loại
tài năng chân chính, nhẫn nhịn không tranh biện mới là cảnh giới tu dưỡng cao
nhất của đời người.
Tranh cãi – Thứ mà tất cả những người trong cuộc đều nhận
được là sự thua cuộc. Không có người thắng chỉ có người nào thua thảm hơn thôi.
Khi mà giữa chúng ta xảy ra cãi vã, để mà nhanh chóng hạ
bệ đối phương, chúng ta sẽ công kích một đòn đối phương trên phương vị đạo đức
và khi đó vấn đề không còn là hai bên ai đúng ai sai nữa mà đã nâng cấp thành một
trận chiến công kích về nhân cách và trận chiến bảo vệ nhân cách. Vì thế khi
tranh cãi đến một mức độ nhất định chúng ta chẳng còn cãi nhau để phân ra ai
đúng ai sai trên lý thuyết nữa mà đơn giản chỉ là để chiến thắng để hả hê mà
thôi
Chúng ta, chính chúng ta bị cảm xúc của mình dắt mũi và
vì thế cãi vả là quá trình chúng ta đấu tranh với cảm xúc của bản thân. Hay nói
cách khác, kẻ thù thực sự của chúng ta khi cãi nhau không phải đối thủ ngồi đối
diện mà chính là đang phản biện chính cảm xúc của mỗi người chúng ta
Bản chất của tranh cãi chính là dùng sai lầm của người
khác để chừng phạt bản thân vậy thì hà cớ gì mà phải khổ sở mà tranh cãi
5. Trên đời
đẹp nhất vì sao nhân gian đẹp nhất là chân tình
Làm đẹp lòng người khác rất dễ đạt được những thành công,
để nhanh chóng có được điều ấy một số bạn trẻ đã tìm cách làm đẹp lòng người
khác bằng mọi cách kể cả sự dối trá và lối sống hai mặt
Thế nhưng một bậc hiền triết lại cho rằng sự khôn ngoan
cao cấp đó là sự chân thành. Đơn giản bởi lẽ, sự chân thành bao giờ cũng là sự
ưa chuộng nhất trong cuộc sống. Người ta cho rằng một sự thật xấu xí còn đáng
giá hơn cả một điều dối trá tốt đẹp. Người có lối sống chân thành bao giờ cũng
tạo một sức hấp dẫn với người khác bởi bản chất con người luôn hướng tới về sự
thật về chân lý
Người chân thành luôn tạo ra sự tin cậy quanh họ, là chỗ
dựa tinh thần ấm áp cho bạn bè, người thân
Sống bên họ ta cảm thấy yên ổn thanh thản vì không phải
dò xét, dè dặt hay hoài nghi sợ bị trở mặt hay phải khám phá ra những sự thật
phũ phàng, đen tối, đê hèn
Sự chân thành được thể hiện không chỉ trong lời nói mà phải
được xuất phát sâu xa từ một tấm lòng thành nữa cơ. Với một tình cảm thực sự
thì ắt mới có sức thuyết phục
Hành xử trong sự chân thành sẽ cho bạn sự tự tin, sức lôi
cuốn và sự vững mạnh. Hãy thành thật với người khác và với chính mình. Muốn
thế hãy đánh giá đúng bản thân đừng tự huyễn hoặc mình hoặc cũng đừng huyễn hoặc
người khác. Vì những sự chân thành phải được thể hiện trong sự tế nhị đôn hậu
và có văn hóa nếu không nó cũng dễ dàng trở thành những thứ thô thiển khó chấp
nhận. Hãy phân biệt sự khôn ngoan thực sự với 1 sự khôn ranh giả dối – đó là kẻ
chỉ khôn để cầu lợi
Nếu được sống giữa một cộng đồng những người chân thành
thì đó là lúc cuộc sống đang tiến dần tới một thiên đường nơi trần thế
6. Những gì
cho đi là có hạn nhưng gì thu về lại là vô hạn
Trong cuộc sống này dường như điều khiến người ta nghĩ đến
trước tiên là làm gì đó để đem lại niềm vui và sự thỏa mãn cho chính bản thân
mình. Tuy nhiên chúng ta lại quên mất rằng nhiều khi dù cố tình hay vô ý vì để
thỏa mãn bản thân chúng ta lại đang đùa vui trên sự đau khổ của người khác
Vậy nên thay vì chỉ để mỗi bản thân mình nhận được một
tràng cười hay thay vì tảo a những rắc rối cho ai đó chúng ta hãy học cách cho
đi
Hãy giúp đỡ người khác bất cứ khi nào có thể. Bởi khi cho
đi dù chỉ là những đồng xu nhỏ bé chúng không chỉ mang lại niềm vui cho người
khác mà còn mang lại niềm hạnh phúc cho chính bản thân chúng ta.
Người xưa có câu chi ân bất cầu báo tức là đừng mong mỏi
những gì bạn đã cho đi và cũng đừng kỳ vọng những gì nhận lại tương xứng
Đừng mong rằng người khác biết ơn và trả lại những gì mà
họ đã được nhận lại từ bạn bởi vì những suy nghĩ như thế sẽ làm bạn cảm thấy nặng
nề và luôn mang một tia hy vọng dẫn đến sự thất vọng khi mà khi mà điều mogn mỏi
không thành sự thật đó là hành động cho đi có toan tính và niềm hành húc bạn nhận
được không trọn vẹn đủ ý nghĩa thuần khiết của nó
Vũ trụ luôn tồn tại quy luật nhân quả rõ ràng vì thế cứ
cho đi bằng tấm lòng từ bi đôn hậu của mình bằng sự vô tư khoan dung không toan
tính hay là mong cầu đền đáp thì chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều hơn những gì
mà mình có được hay mong ước.
Như câu mà ông bà ta từng dạy nói với con cháu “mình
ăn thì hết người ta ăn thì còn”, minh chứng là những người thường xuyên
làm việc bố thí bác ái luôn nhận được sự ấm êm trong gia đình và thành công
trong công việc, họ luôn có được sự giúp đỡ từ người khác mỗi khi gặp khó khăn
– đó là quả ngọt mà họ nhận được từ hành động cho đi của mình
7. Giàu ở
chỗ biết đủ, nghèo ở chỗ kém hiểu biết
Trong cuộc sống có rất nhiều thời điểm người ta luôn cảm
thấy không thỏa mãn, công danh sự nghiệp không như ý. Vì thế mà họ oán trách trời
bất công, oán trách cha mẹ không cho con một hoàn cảnh sống sung túc thuận lợi.
Đối với đời sau họ lại oán trách con cái không được giỏi
giang thành đạt như mong muốn. Nhưng mà hết thảy những bất mãn ấy đều có nguyên
nhân từ việc con người ta không biết đủ mà ra. Vì sao con người không biết đủ –
đấy chính là do dục vọng, lòng tham muốn những ước mong hoang tưởng, hay những
đòi hỏi không thực tế sinh ra
Dục vọng của con người là vô biên nên con người luôn
không biết đủ. Kỳ thật không biết đủ là một dục vọng tối nguyên thủy của con
người. Dù biết đủ là một loại lạc quan và cách giải vây tư duy lý tính, biết đủ
và không đủ kỳ thực là một quá trình lượng hóa, ở vào những niên đại khác nhau,
hoàn cảnh khác nhau, giai tầng, độ tuổi kinh nghiệm cuộc sống khác nhau thì biết
đủ và không đủ luôn có sự chuyển hóa lẫn nhau.
Ví như, khi còn trẻ tuổi sống nghèo khổ có lẽ cảm giác
không thấy đủ mới được xem là phù hợp bởi vì chỉ có như vậy sống của họ mới có
sự thay đỏi hay với một nhóm người sau một đêm trở nên giàu có nếu cảm thấy đối
với tri thức là chưa đủ thì có lẽ cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn.
Biết đủ khiến con người mình tĩnh hơn, an tưởng lạc quan
và siêu thoát hơn. Ngược lại không biết đủ sẽ khiến con người ta dối loạn.
Người biết đủ sẽ phân biệt được những điều gì là nên làm
và điều gì không làm. Sự khác biệt giữa họ chính là hạn độ. Hạn độ là tư duy là
đúng mực, là trí tuệ. Đại loại là một loại trình độ, người biết đủ thì luôn biết
được hạn độ nên họ không dễ phạm phải lỗi lầm và đánh mất lương tâm.
Biết đủ là một loại cảnh giới. Người biết đủ sẽ luôn mỉm
cười đối mặt với cuộc sống. Trong mắt của người biết đủ thì không có điều gì là
không giải quyết được trên thế gian này. Vì họ sẽ luôn vì chính bản thân mình
tìm kiếm một cách giải quyết phù hợp nhất, tốt đẹp nhận.
Biết đủ ấy là một loại rộng lượng, lòng dạ rộng lượng sẽ
dung nạp được cả thiên hạ cho nên trong mắt người biết đủ mọi sự tranh giành và
đòi hỏi quá mức sẽ là không cần thiết. Cũng chính bởi thế mà tâm lý của người
biết đủ luôn có sự cân bằng. Họ luôn thấy thỏa mãn và giàu có.
Biết đủ còn là một loại khoan dung, khoan dung đối với
người khác, khoan dung với cả xã hội và khoan dung với chính mình như vậy mới
có được một không gian sinh tồn bao la và rộng lớn. Chính vì thế mà cổ nhân mới
luôn dạy “Thấy đủ thường vui”
Đăng nhận xét