VSC - Peace In Mind and Peace In Soul! - 8 cách nhanh chóng vượt qua áp lực trong công việc

Căng thẳng, lo lắng là một phần khó tránh khỏi trong cuộc sống. Đôi khi nó có thể là động cơ thúc đẩy chúng ta làm việc tốt hơn nhưng sẽ là một mối nguy hiểm đến sức khỏe và hoạt động sống của chúng ta nếu chúng ta không có phương pháp quản lý căng thẳng, stress kịp thời. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn quản lý stress tại nơi làm việc.

1. Bắt đầu ngày làm việc bằng một tinh thần lạc quan. 

Luôn duy trì thái độ tích cực trong lúc làm việc và giữ trong đầu với suy nghĩ mình có thể làm được mọi thứ. Lạc quan là cách tốt nhất để luôn có những ý nghĩ tích cực và chế ngự được sự căng thẳng trong công việc. 

2. Mở cửa sổ

Trong một nghiên cứu của Peter Kahn, Phó Giáo sư tâm lý học tại Đại học Washington (Seattle, Mỹ) thực hiện tại ba văn phòng có cảnh quan khác nhau: khung cảnh thiên nhiên, màn hình được chỉnh với cảnh tương tự và một phòng không có cảnh trí gì. Khi sự căng thẳng được đẩy lên cao, nhịp tim của những người ngồi trong văn phòng có khung cảnh thiên nhiên sẽ nhanh chóng trở lại bình thường. Còn những người ở căn phòng chỉ có màn hình vi tính thì không có khác biệt gì so với những người nhìn vào một bức tường trống 

3. Ngắm nhìn cái đẹp

Ngắm nhìn một người mẫu hay một ngôi sao điện ảnh sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Theo nghiên cứu của Đại học Louisville tại Kentucky một nửa nhóm người khi nhìn vào bức ảnh của một người phụ nữ trang điểm đẹp đã nhận thấy mình đỡ stress hơn.Trong khi nhóm khác không được cho nhìn hình thì không cảm thấy gì cả.

4. Lên lịch tập thể dục đều đặn

Cố gắng dành ra 20 phút mỗi ngày để đi bộ, theo cách đó sẽ không chỉ làm giảm stress mà còn giúp bạn sống lâu hơn nữa. Đi bộ đều đặn vào mỗi ngày sẽ ngăn chặn sự lão hóa, cải thiện sức khỏe của bạn. Ngăn chặn được sự đau bệnh cũng như chứng cao huyết áp, bị bệnh tim và bệnh loãn xương để đem đến một nguồn năng lượng sống và làm việc tốt. 

5. Chăm sóc bản thân

Người có sức khỏe tốt sẽ giải quyết công việc một cách dễ dàng mà không bị căng thẳng. Nên làm việc, nghỉ ngơi và ăn uống đúng lúc. Nếu bạn dễ nổi cáu và cảm thấy thiếu ngủ hoặc ăn uống không đúng cách, bạn sẽ kém thông minh, linh hoạt để đối phó lại mọi tình huống làm bạn căng thẳng. Nếu sự căng thẳng lặp đi lặp lại nhiều lần bạn nên đến bác sĩ để cần sự giúp đỡ. 

6. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn ít căng thẳng hơn. Ngủ không đủ giấc và căng thẳng có thể là một vòng luẩn quẩn. Việc căng thẳng, mệt mỏi suốt cả ngày dễ khiến bạn mất ngủ. Và việc thiếu  ngủ có thể làm bạn  mệt mỏi, căng thẳng vào ngày hôm sau.

7. Thư giãn để lấy lại hứng thú

Tâm lý căng thẳng thường khiến con người không thể hoàn thành tốt được công việc. Vì thế, mỗi khi mệt mỏi, căng thẳng trong công việc, bạn nên gạt bỏ công việc qua một bên và quan tâm tới các sở thích của mình.

Chẳng hạn như  đi siêu thị, mua sắm, xem chương trình ca nhạc hay thư giãn tinh thần bằng cách tham gia vào các hoạt động tập thể, các lớp tập thể duc, luyện tập thẩm mỹ, yoga sau giờ làm; trò truyện tâm sự với bạn bè, người thân; đi du lịch… Hoặc thư giãn ngay khi làm việc như: tập trung vào hơi thở của bạn, vừa nghe nhạc vừa làm việc, nói chuyện với đồng nghiệp; hoạt động thường xuyên tránh ngồi nhiều giờ liên tục, đôi khi chỉ đơn giản là hành động đứng lên lấy nước uống khi bạn phải ngồi một chỗ quá lâu, một vài động tác vươn vai giúp cơ thẻ sảng khoái. Khi cảm thấy tư tưởng thoải mái hơn, có thể làm việc hiệu quả thì quay trở lại làm việc

8. Cn phải nhìn nhận thực tế

Việc đặt ra những kỳ vọng không thực tế về mục tiêu nghề nghiệp không chỉ khiến bạn cảm thấy thất vọng về bản thân mà khiến cho bạn bị giảm tự tin khi đón nhận một mục tiêu mới. Bạn cũng như mọi người, mỗi ngày chỉ có 24 giờ và không thể dành cả 24 giờ ấy để cố hoàn thành mục tiêu mà bạn đã đưa ra. Sự cố gắng quá mức, làm việc quà nhiều khiến bạn dễ rơi vào trạng thái stress, căng thẳng kéo dài, hiệu quả công việc vì thế mà kém đi. Bởi vây, hãy nhìn thẳng vào thực tế, xem năng lực bản thân đến đâu trước khi đặt mục tiêu. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là đánh đồng việc không có tham vọng, không phấn đấu nhưng điều quan trọng mọi thứ phải lựa theo sức mình.

 

  

Đăng nhận xét

[blogger][facebook]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.