VSC - THIẾT KẾ 1 cuộc đời

Trước tiên ta phải thừa nhận, CHẤP NHẬN, công nhận rằng CHÍNH TA là kẻ QUYẾT ĐỊNH cuộc đời của ta qua các hành động cụ thể nào đó?

 + Hạnh phúc hay đau khổ là do chính ta?

+ Giàu có hay nghèo khó là do chính ta?

+ Thành công hay thất bại là do chính ta?

 Kì lạ thay một chuyến đi 5-7 ngày ta cũng thiết kế, lên kế hoạch rất rõ ràng. Một ngôi nhà ta cũng thiết kế toán bộ căn nhà hay nửa căn?

 Ấy vậy mà ta không có thói quen THIẾT KẾ cuộc đời ta theo hướng ta mong muốn. Nghĩa là ta phải có 1 TẦM NHÌN cho 5, 10, 20 năm ta muốn mình trở thành người như thế nào, có những gì, cuộc sống ra sao.

 Rồi ta mới quay trở về hiện tại để LÊN KẾ HOẠCH hành động để hướng đến tầm nhìn đó. Tương tự như việc ta phải NHẮM TRƯỚC ta muốn xây nhà bao nhiêu tầng để ta dự trù vật liệu, nhân công, chi phí cho hợp lý?

 Đó là do ta đã LỰA CHỌN. Vì đây là điều hoàn toàn có thể biết trước được. Sẽ ra sao nếu năm 30 tuổi ta THIẾT KẾ lại cuộc đời của ta theo 1 hướng khác đi thì có phải năm 60 tuổi cuộc đời sẽ khác đi không?

 Giống như việc ta đổi bản vẽ thiết kế của 1 ngôi nhà thì ngôi nhà sẽ rất khác so với ngôi nhà của bản thiết kế cũ?

 Độ tuổi then chốt, bản lề, CỰC KỲ quan trọng là 18-25. Đây độ tuổi ta chọn một cái ngành, cái nghề để học, để làm, để xây tương lai. 

 Cũng là tuổi đầy nhiệt huyết của người trẻ trước khi có những ràng buộc, gánh nặng về vợ chồng, con cái, cha mẹ già yếu.

 Lãng phí độ tuổi này có thể sẽ phải TRẢ GIÁ rất nặng nề về sau.

 Mỗi hành động lớn, nhỏ ở hiện tại đều có thể GÓP PHẦN tạo dựng nên tương lai của ta? 

 Vậy những hành động đó có tính chất XÂY DỰNG hay PHÁ HỦY tương lai mà ta mong muốn?

 Nếu 1 ngôi nhà mà ta vừa xây vừa phá thì bao giờ ngôi nhà sẽ xây xong?

 Như vậy cái trước tiên ta phải xác định đó là ĐÍCH ĐẾN của cuộc đời.

 Ta muốn thành công, hạnh phúc ư? OK fine.

 Thế thì, theo quan điểm của ta: Thành công là gì? Hạnh phúc là gì?

 Sau đó ta là người PHẢI chịu trách nhiệm XÂY DỰNG lên cái tương lai đó qua các hành động cụ thể bằng các BẢNG KẾ HOẠCH qua từng ngày, từng tháng, từng năm chi tiết, rõ ràng.

 Ai cũng biết, chỉ có hành động mới tạo ra kết quả? Nghĩa là ta phải biết ta cần phải làm gì trước đã?

 Cho nên LÊN KẾ HOẠCH là vô cùng quan trọng. 

 Để thành công, hạnh phúc chỉ cần 2 thứ:

 + CHỌN đúng việc.

+ LÀM đến cùng.

 Khi ta bắt đầu 1 ngày mới mà ta biết HÔM NAY ta cần phải làm những gì thì ta có thể bắt tay vào việc luôn. 

 Còn hôm nay ta PHẢI NGHĨ xem ta phải làm gì thì rất mất thời gian và không có nhiều kết quả? Có khi loay hoay mất cả ngày?

 Cho nên GHI RA 5 việc quan trọng phải làm ngày HÔM NAY vào tối hôm qua hoặc sáng sớm hôm nay là việc RẤT QUAN TRỌNG và cần thiết?

 XÁC ĐỊNH CÁI GIÁ PHẢI TRẢ trước khi tham gia trò chơi.

 Trong chạy bộ có các cự ly như:

 + 5 km.

+ 10 km.

+ 21 km.

+ 42 km.

+ 70 km.

+ 100 km.

 Ví chúng tương tự như các MỤC TIÊU phấn đấu trong cuộc đời mỗi người.

 + Ta khát khao tham gia cự ly nào?

+ Ta phù hợp với cự ly nào?

+ Ta có khả năng tham gia cự ly nào?

+ Ta cần những khả năng, điều kiện, yêu cầu gì để tham gia cự ly đó?

+ Ta có sẵn sàng đánh đổi, trả giá để có thể tham gia và chiến thắng cự ly đó?

+ Ta cần luyện tập những gì để tham gia cự ly đó?

 Tóm lại: 

 + TẦM  NHÌN rất quan trọng.

+ LẬP KẾ HOẠCH rất quan trọng.

+ XÁC ĐỊNH cái giá phải trả rất quan trọng.

Còn ta cứ để tự nhiên bèo dạt mây trôi thì như thế nào? Thì ta sẽ rơi vào lối sống BẢN NĂNG cảm xúc, ưa thích sự dễ chịu, dễ dàng.

 Ta sẽ không SẴN SÀNG chịu khó, chịu đau đớn, chịu khổ để có thể tham gia các cự ly lớn?

 Ta sẽ mãi chơi ở những cự ly nhỏ, nhỏ như vậy đến hết đời. Rồi ta ao ước, UỚC MƠ, mong chờ, NGÓNG TRÔNG, mong đợi rằng sẽ có những phần thưởng, những tấm huy chương, những kết quả như những người tham gia cự ly lớn, lớn.

 Thật hoang đường? Thật ảo tưởng? Thật thiếu hiểu biết?

 Để có TẦM NHÌN XA ta bắt buộc phải nâng cao khả năng NHẬN THỨC, HIỂU BIẾT lên. Tựa như ở tầng 1 ta nhìn được rất gần, càng lên cao tầm nhìn sẽ càng xa hơn?

 Mỗi hành động lớn, nhỏ ở hiện tại đều có thể GÓP PHẦN tạo dựng nên tương lai của ta? 

 Vậy những hành động đó có tính chất XÂY DỰNG hay PHÁ HỦY tương lai mà ta mong muốn?

 Chỉ có HÀNH ĐỘNG mới tạo ra KẾT QUẢ

Chỉ có hành động KHÁC ĐI mới tạo ra SỰ THAY ĐỔI. 

Đăng nhận xét

[blogger][facebook]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.